Ngân hàng và dầu khí sẽ là những động lực của thị trường trong giai đoạn cuối năm

11-10-2020 - 16:28 | GÓC CHUYÊN GIA | 4 Bình luận | 6 Thích | Tags:


Phạm Tuyến

Giám đốc CTCK KIS - CN Bà Triệu

Aichau

(36)


Sau đợt sụt giảm mạnh bởi đại dịch covid-19 thị trường chứng khoán Việt Nam có bước chuyển biến rất tích cực với sự trỗi dậy của nhiều nhóm ngành trong đó then chốt và có tính quyết định nhất vẫn là các nhóm chủ đạo của thị trường.

Cổ phiếu các nhóm đã có sự tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn vừa qua như bất động sản khu công nghiệp. nhóm sắt thép, cổ phiếu nhóm trụ cột và nhóm chứng khoán. Nhưng sẽ là thiếu trầm trọng nếu không nhắc đến nhóm cổ phiếu ngân hàng-nhóm được cho là then chốt  và luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những trader và các nhà phân tích cũng như giới truyền thông mổ xẻ.

Đâu đó thị trường dù có tăng trưởng bằng các cổ phiếu trụ cột, chỉ số có tăng lên từng bước  thì để đạt được tầm cao mới của thị trường từ thanh khoản, đến dòng tiền và đặc biệt là tâm lý lạc quan thì thị trường ngày nay không thể không có sự hiện diện của nhóm ngân hàng. Nhóm cổ phiếu được mệnh danh là cổ phiếu Vua luôn có sự tăng trưởng trở lại đầy ngọt ngào khiến cho thị trường thực sự từng giai đoạn thăng hoa.

Có thể nói, giai đoạn vừa qua sau quá trình thoái trào bởi những hệ lụy của đại dịch, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có sự tăng trưởng theo đúng với những diễn biến thuận lợi về tăng trưởng của nền kinh tế. Không khó để nhận ra trong quý 3 dòng tiền luân chuyển qua nhiều nhóm ngành nhưng hút tiền mạnh nhất, có tính chất quyết định đến xu hướng chung của thị trường chính là nhóm ngân hàng.

Năm nay cũng là năm mà nhiều ngân hàng được cho là có “game” bởi lẽ, ngoài câu chuyện được Ngân hàng Nhà nước cho nhiều ngân hàng thương mại cổ phần được tăng vốn bằng hình thức chia thưởng cổ phiếu, thì đâu có có nhiều ngân hàng rục rịch chuyển sàn niêm yết khiến cho giới đầu tư kỳ vọng về tính minh bạch và chất lượng của doanh nghiệp ngày càng cao khi chuyển sang sàn mới. Và cũng qua đó, sự kỳ vọng lớn hơn là nhiều ngân hàng chất lượng từ upcom, từ HNX được nhiều quỹ ngoại săn đón.

Có thể nói thắt nút của ngân hàng là nợ xấu và tăng trưởng tín dụng, về vấn đề này sau quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nợ xấu đã dần được tháo gỡ và chuyển phần nợ xấu cho VAMC xử lý. Còn với tăng trưởng thì khi nền kinh tế đi vào ổn định, việc tăng trưởng của ngân hàng cũng vì thế diễn ra một cách trơn tru, thuận lợi. Với tính chất quan trọng trong nền kinh tế, ngân hàng luôn là ngành trọng điểm, là huyết mạch lớn cho tất cả các ngành nghề, có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng chung cho toàn nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, có thể cho rằng đây luôn là ngành được Chính phủ coi trọng, là trọng tâm của quá trình tái cấu trúc, vận hành cũng như duy trì sự ổn định của cả hệ thống.

Về tình hình kinh tế trong năm nay, nhờ có sự chỉ đạo sát sau và linh hoạt trong điều hành của Chính phủ mà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì tốc độ rất tốt. Mặc dù chỉ đạt 2,62% trong quý 3/2020 thấp nhất 11 năm nhưng lại được nhiều tổ chức đánh giá là tích cực trong thời kỳ đại dịch. Việt Nam là tâm điểm, là nơi đến của nhiều doanh nghiệp, định chế tài chính lớn trên thế giới trong giai đoạn tới.

Chỉ số CPI cũng ở mức thấp khi chỉ tăng 3,85% trong 9 tháng qua. Đánh giá trong quý 4 tới có trên 81% doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh tốt hơn quý 3. Như vậy, có thể thấy thực trạng vĩ mô của chúng ta đang ngày càng tốt lên.

Trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ đầu năm đến nay. Dù có những cú sụt giảm do đại dịch gây ra song đến thời điểm này có thể thấy sự ổn định của thị trường cũng như thị trường này được giới đầu tư đánh giá rằng nó chính là nơi tạo ra sự tăng trưởng lớn, sinh lợi tốt nhất.

Nói đến cổ phiếu ngân hàng là nói đến cổ phiếu vua, song sẽ là rất thiếu khi không thể không nhắc đến cổ phiếu đã một thời tạo nên các cơn địa chấn: cổ phiếu dầu khí!

Thời gian qua nhóm cổ phiếu này sau thời gian dài trầm lắng, có thể nói là thời gian đủ dài để đi vào lịch sử như một người hung trầm lặng! Kể từ sau năm 2014, năm mà nhóm dầu khí làm” loạn” trên thị trường với các cú bứt tốc của những cổ phiếu khiến nhiều người trở thành tỷ phú, thì nay đã là 6 năm dài nhóm này đi vào như một sự lãng quên.

Liệu rằng có sự trở lại thời hoàng kim? Trên cơ sở đánh giá và nhìn nhận tích cực của ngành dầu khí nói chung và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng. Người viết nhận thấy dầu khí trước kia là ngành trọng điểm, luôn đóng góp 25-35% GDP của cả nước. Ngày nay, mặc dù không còn đóng góp nhiều như một số “ông lớn” khác, nhưng ngành dầu khí luôn tự hào là một phần lớn, không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế ngành của quốc gia, mặt khác quan trọng hơn ngành không chỉ thực hiện nhiệm vụ kinh tế mà còn là nhiệm vụ chính trị.

Trên góc độ kinh tế, khai thác dầu khí luôn mang lại giá trị  to lớn cho kinh tế đất nước góp phần thay đổi bộ mặt của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Sau thời gian dài quá trình tái cấu trúc diễn ra từ trên tập đoàn đến các đơn vị thành viên. Có thể thấy rằng, ngày nay dòng dầu khí đang đi vào vận hành một cách có chiều sâu, tập trung vào việc quản trị doanh nghiệp, lấy nhân sự làm trọng tâm chính , tăng trưởng doanh nghiệp luôn là nhiệm vụ chính trị. Nó không chỉ có ý nghĩa với cổ đông mà còn góp phần to lớn cho ngân sách Nhà nước, góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế chung.

Với ý nghĩa đó, người viết nhận thấy nhóm ngành này giai đoạn vừa qua đang có sự quay trở lại. Có thể, nó chỉ mới là bước đầu sau quá trình tái cấu trúc toàn hệ thống. Do ảnh hưởng của giá dầu thế giới, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, ngành dầu khí vẫn đứng vững dưới sự chèo lái, định hướng của Chỉnh phủ, của Tập đoàn PVN.

Với các đơn vị thành viên từ GAS PVD PVS PVB PVT…hay như DPM DCM PVC PXS PXL…đều có quá trình chuyển mình theo chiều hướng tích cực. Những câu chuyện thoái vốn của các đơn vị thành viên từ nguồn vốn Nhà nước cũng là các câu chuyện khá thú vị trên thị trường.

Vấn đề tăng trường của nhóm ngành dầu khí sau một thời giam trầm lắng đã thấy được tín hiệu rất tích cực. Đơn cử như PVD trong 9 tháng đầu năm, công ty ước đạt 4.300 tỷ đồng doanh thu, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông Công ty mẹ ước đạt 100 tỷ đồng so với 48,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đầu năm 2019.

Hình 1: KQKD theo quý gần đây của PVD

Hình 2: KQKD theo năm của PVD

Trong 6 tháng đầu năm, PV Drilling đạt doanh thu hợp nhất 3.141 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 84,9 tỷ đồng. Như vậy trong quý 3, công ty ghi nhận doanh thu 1.159 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 15,1 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu quý 3/2020 của PV Drilling tăng nhẹ 8,4% nhưng lợi nhuận giảm 44%.

Trong thông báo gần đây, PV Drilling cho biết đã đàm phán thành công các hợp đồng để Giàn khoan PV Drilling II bắt đầu chiến dịch khoan mới tại Việt Nam kể từ tháng 09/2020 với thời gian khoảng 100 ngày, Giàn khoan PV Drilling III thực hiện hợp đồng khoan mới cho khách hàng Kris Energy tại Campuchia với chương trình khoan 5 giếng khoan trong 3 tháng, dự kiến bắt đầu từ tháng 10/2020.

Hay PVT cũng có dự báo lợi nhuận khởi sắc và có thể là doanh nghiệp đạt đột biến về lợi nhuận trong năm nay. Báo cáo kiểm toán bán niên 2020 cho biết PVTrans đạt 393 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy tính riêng quý 3, PVTrans ước đạt 172 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.

HÌnh 3: KQKD theo quý của PVT

Hình 4: KQKD theo năm của PVT

Theo tin từ PVTrans (PVT), trong 9 tháng đầu năm 2020, công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu được giao với doanh thu ước đạt 5.345 tỷ đồng, tương đương 113% kế hoạch 9 tháng và 86% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế ước đạt 565 tỷ đồng, tương đương 128% kế hoạch 9 tháng và 103% kế hoạch năm.

Báo cáo kiểm toán bán niên 2020 cho biết PVTrans đạt 393 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy tính riêng quý 3, PVTrans ước đạt 172 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Trong khuôn khổ bài viết, tôi cho rằng trong giai đoạn quý 4 năm nay ngoài sự góp mặt tích cực của nhóm ngân hàng thì nhóm dầu khí sẽ trỗi dậy sau 6 năm dài vắng bóng!