Sóng Elliott. Cách đếm sóng và ứng dụng

03-08-2020 - 10:37 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

Sóng Elliott là một lý thuyết phân tích được sử dụng khá nhiều. Lý thuyết sóng Elliott có thể giúp nhà đầu tư phát hiện ra xu hướng của thị trường và các giai đoạn điều chỉnh để có thể ra quyết định đầu tư hợp lý. 

1. Nhận diện sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott được đặt tên theo Ralph Nelson Elliott. Dựa vào nền tảng lý thuyết Dow và quá trình quan sát các mẫu hình sóng lặp lại, Elliott cho rằng các hành vi của con người trong thị trường tài chính được hiển thị ở các dạng mô hình sóng và có thể dự đoán trước được. Về cơ bản, sóng Elliott cho rằng giá chuyển động giữa các pha đẩy thiết lập xu hướng, và các pha điều chỉnh hồi lại xu hướng.

Trong một chu kỳ tăng (uptrend) thì sẽ có 5 bước sóng tăng, với sóng 1, sóng 3 và sóng 5 là sóng đẩy (impulsive wave) và sóng 2 và sóng 4 là sóng điều chỉnh (corrective wave).

Trong đó có 3 nguyên tắc bắt buộc khi đếm sóng như sau:

  • Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1 (Wave 2 CANNOT retrace past where wave 1 began).
  • Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất (Wave 3 can NEVER be the shortest).
  • Sóng 4 không được đi vào khu vực sóng 1 (Wave 4 NEVER ends in the price territory of Wave 1).
  • Sau khi 5 sóng đẩy kết thúc thì một chu kỳ điều chỉnh bắt đầu với tối thiểu 3 sóng giảm điều chỉnh (được đánh dấu là A-B-C hoặc a-b-c). Bởi vì quá trình điều chỉnh có thể phức tạp hơn ở nhiều dạng sóng điều chỉnh như Double Zigzag, Triangle nên chu kỳ điều chỉnh có thể có kéo dài hơn 3 sóng.

Ba hướng dẫn khi đếm sóng:

  • Khi sóng 3 là sóng dài nhất thì sóng 5 sẽ xấp xỉ như sóng 1.
  • Cấu tạo sóng 2 và sóng 4 sẽ thay thế nhau – nếu sóng 2 là sóng hiệu chỉnh phức tạp và mạnh thì sóng 4 sẽ hiệu chỉnh đơn giản và phẳng hoặc ngược lại.
  • Sau 5 sóng đẩy tăng, sóng hiệu chỉnh (a,b,c) thường sẽ kết thúc tại vung đáy của sóng 4 trước đó.

2. Cấp độ của Sóng

2.1. Sóng 1

Sóng một hiếm khi rõ ràng ngay từ đầu của nó. Khi sóng đầu tiên của một thị trường bò mới bắt đầu, những tin tức cơ bản là hầu như tiêu cực.

Xu hướng trước đó được coi là vẫn còn hiệu lực mạnh mẽ. Một số nhà đầu tư có dư giả tiền bạc và có tầm nhìn xa hơn, nhìn thấy những dấu hiệu tăng trưởng của thị trường đã bắt đầu mua vào. Thị trường có chút nhúc nhíc kèm theo khối lượng giao dịch tăng hơn.

Sóng 1 trong nguyên lý sóng Elliott bắt đầu hình thành từ đó. Nhưng ban đầu sẽ không rõ ràng và ít người nhận ra.

Tiếp đó, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào thị trường hơn làm cho giá cổ phiểu tăng mạnh hơn, kèm theo khối lượng cũng tăng mạnh hơn nữa.

2.2. Sóng 2

Sóng 2 điều chỉnh sóng 1, nhưng không bao giờ có thể mở rộng vượt ra ngoài điểm khởi đầu của sóng 1.

Thông thường, tin tức vẫn còn xấu. Khi giá kiểm tra lại mức thấp trước đây cảm tính “gấu” lại nhanh chóng được xây dựng, và “đám đông” nhắc nhở một cách ngạo mạn tất cả rằng thị trường gấu vẫn còn ở thế rất vững chắc.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu tích cực xuất hiện cho những người đang tìm kiếm. Nhưng khác với những lần trước, thị trường không giảm quá sâu, thường là không giảm thấp hơn mức 61,8% kể từ khi sóng 1 hình thành, kèm theo đó là khối lượng giao dịch cũng thấp.

2.3. Sóng 3

Do thực lực của thị trường đã mạnh lên, tình hình kinh tế vĩ mô đã được cải thiện, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng khả quan hơn nên tiềm năng tăng giá là có thật.

Các tin tức bây giờ là tích cực và các nhà phân tích cơ bản bắt đầu để nâng cao các ước tính thu nhập. Giá tăng một cách nhanh chóng, bất cứ ai tìm kiếm “có được điều chỉnh không” có khả năng sẽ lỡ tàu.

Chính vì thế sóng 3 thường là sóng dài nhất trong mô hình sóng 5–3 của Lý thuyết sóng Elliott.

2.4. Sóng 4

Khi giá các loại cổ phiếu đã tăng mạnh thì một số nhà đầu tư đã mua vào trước đó bán ra để thu lời. Hành động này khiến cho thị trường tạm thời điều chỉnh xuống, nhưng sẽ giảm không nhiều, và sóng 4 thường giảm ít hơn 38.2% của sóng 3.

Khối lượng thấp hơn so với sóng 3. Đây là một nơi tốt để mua lại nếu bạn hiểu được tiềm năng phía trước cho sóng 5. Tuy nhiên, sóng 4 là thường làm nản lòng vì sự kém tiến bộ của chúng trong xu thế lớn hơn.

2.5. Sóng 5

Mặc dù thị trường bị điều chỉnh giảm ở sóng 4, nhưng niềm tin của các nhà đầu tư đã được củng cố trước đó.

Tin tức là hầu như tích cực và tất cả mọi người nghĩ là giá tăng khiến cho nhiều người bị tác động tâm lý mạnh, không muốn bỏ qua cơ hội mua vào. Một lần nữa giá cả các loại chứng khoán được đẩy lên cao.

Các nhà đầu tư dường như đã bị thị trường thôi miên và mua vào như điên, bất chấp những cảnh báo của các “chiên gia”. Nhưng đến cuối sóng 5 thì lực mua yếu dần và thị trường nhanh chóng chuyển hướng

2.6. Các loại mô hình 3 sóng hiệu chỉnh

Mô hình sóng Zig-Zag

Zigzag là một dạng sóng điều chỉnh của sóng Elliott có cấu trúc là 5-3-5. Zigzag thường bắt gặp ở sóng 2 là chủ yếu. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp sóng 2 đi ngang (sideways) thì khả năng zigzag sẽ xuất hiện ở sóng 4 là khá cao theo quy luật hoán đổi (Alternation). Điểm khác biệt giữa Zigzag và Flat là cấu trúc sóng và sóng B không thể trở lại điểm xuất phát của sóng A trong trường hợp của sóng Zigzag.

Mô hình sóng Flag

Flag là một dạng sóng điều chỉnh của sóng Elliott theo cấu trúc 3-3-5. Flat thường gặp ở sóng 2, sóng 4 và các sóng A, B, C của chu kỳ điều chỉnh. Có ba dạng chính là Regular Flat, Expanded Flat, Running Flat.

Mô hình sóng Triangle

Triangle cũng là một mô hình sóng điều chỉnh với cấu trúc 3-3-3-3-3. Triangle thường gặp nhất là ở sóng 4 của chuỗi 5 sóng đẩy hoặc sóng B của chuỗi sóng điều chỉnh A-B-C. Trong một số trường hợp thì Triangle cũng là kết thúc của giai đoạn điều chỉnh (corrective phase) và điểm phá vỡ sẽ là bắt đầu cho một giai đoạn tăng trưởng mới

3. Điểm tương đồng giữa lý thuyết sóng Elliott và lý thuyết Dow

Hãy nói về mối liên hệ giữa ý tưởng của Elliot về năm sóng tăng và ba kỳ tăng của Dow trong thị trường đầu cơ giá lên. Rõ ràng là ý tưởng về 3 sóng tăng đi cùng 2 sóng hiệu chỉnh của Elliott tương thích với lý thuyết Dow.

Rõ ràng là chịu ảnh hưởng từ lý thuyết Dow, Trong Lý thuyết Dow có Ba cấp độ của một xu hướng lớn thì trong nguyên lý sóng Elliott có Cấu trúc sóng dạng Fractal — Sóng trong sóng.

Tuy nhiên Elliott nói rằng, nguyên lý sóng Elliott là một “phụ trưởng cần thiết của Lý thuyết Dow” và cho rằng nó phát triển chi tiết hơn, sâu hơn cho Lý thuyết Dow.

4. Ứng dụng sóng Elliott trong đầu tư

4.1. Xác định xu hướng

Sóng Elliott có thể giúp xác định xu hướng của thị trường. Giai đoạn sóng đẩy (impulsive phase) thường có cấu trúc là 5 sóng và không bao giờ là 3. Vì vậy, khi phát hiện ra một giai đoạn tăng hoặc giảm với cấu trúc 5 sóng nhỏ bên trong thì có thể biết được xu hướng của thị trường đó

4.2. Xác định vùng đảo chiều

Sau khi xác định được xu hướng với chuỗi 5 sóng. Nhà đầu tư có thể chờ đợi giai đoạn điều chỉnh lớn diễn ra và kết thúc. Thường giai đoạn điều chỉnh kết thúc tại mức 50% và 61.8% của dãy Fibonacci Retracement. Trong trường hợp sóng tăng mạnh và dốc thì mức 38.2% sẽ là mức điều chỉnh và tạo đáy lý tưởng của giá.

Nhà đầu tư có thể quan sát diễn biến tại các vùng này trước khi ra quyết định đầu tư.

4.3. Giao dịch với sóng số 3

  • Sóng số 3 có đặc tính di chuyển mạnh và xa, kích thước thường hơn 161.8% so với sóng số 2 hay sóng số 1. bạn sẽ có được lợi nhuận lớn hơn nếu bắt được đợt sóng này.
  • Thao tác này tạo ra một điểm vào lệnh hoàn hảo. Trong một chu kỳ giá tăng, khi bạn đặt lệnh limit order trong khoảng 50% — 61.8% của sóng số 1.
  • Take profit sẽ là mức 161.8% tính từ điểm kết thúc của sóng số 2 (dùng Fibonacci extensions), trong khi điểm đặt stop loss sẽ được đặt ở điểm khởi đầu sóng số 1.
  • Để vào lệnh với sóng số 3, thông thường sẽ chờ cho sóng số 2 hồi phục tại mức 50%, 61.8% của sóng 1.

4.4. Cách giao dịch với sóng số 5

Bạn có nhớ 3 quy tắc quan trọng của sóng Elliott hông? Quy tắc quan trọng nhất đó là sóng 5 không nên có kích thước tương đương với sóng 1. Điều này giúp bạn có thể dự đoán chiều dài của sóng 5 sau khi đã có mô hình sóng 1 trên chart.

Sau khi mô hình sóng hoàn thành sóng 4, bạn sẽ nhận biết đuợc chiều dài của sóng 5 tương đương 61.8% chiều dài sóng 1. Một khi giá đã có biểu hiện đảo chiều ở cuối sóng 5, chúng ta sẽ nhắm TP tại mức 38.2% của toàn bộ chu kỳ sóng đẩy Eliiott (từ sóng 1 đến sóng 5).

4.5. Cách giao dịch với sóng hiệu chỉnh a, b, c

Trong số các kiểu sóng điều chỉnh, mô hình flat pattern là mô hình phẳng xuất hiện nhiều nhất. Trong Elliott tìm thấy không ít nhất 10 mẫu hình sóng có dạng mô hình phẳng.

Tuy nhiên, bạn cần phải xác định đúng sóng hồi a, và điều kiện để nó có thể chứng tỏ đây là mô hình phẳng. Sóng a phải thể hiện sự điều chỉnh (corrective wave), nếu sóng A mạnh (impulse wave), đây có thể không phải là mô hình phẳng để bạn vào lệnh.

Để trade mô hình sóng phẳng, bạn phải sử dụng sóng hồi b trong bộ ba sóng hồi a-b-c. chúng kỳ vọng sóng hồi b đạt mức 61.8% của sóng a, và như thế cũng đã đủ để ta kiếm lợi nhuận.