Mẫu hình Counterattack Line

03-08-2020 - 09:54 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

1. Nhận diện mô hình Counterattack Line

Bullish Counterattack Line hay đường giao nhau tăng là mô hình hai nến xảy ra sau một xu hướng giảm và được xem là tín hiệu đảo chiều tại đáy. Hai cây nến này có màu sắc ngược nhau nhưng lại có chung một mức giá đóng cửa, tạo thành một “đường thẳng phản công”, báo hiệu xu hướng có thể đảo chiều từ giảm sang tăng. Bullish Counterattack Line là tín hiệu đảo chiều tại đáy không mạnh bằng một mô hình tương tự là mô hình xuyên thủng (piercing pattern).

Đối nghịch với Bullish Counterattack Line là mô hình Bearish Counterattack Line, đảo chiều từ tăng sang giảm.

Bearish Counterattack Line hoặc đường giao nhau giảm là mô hình hai nến xuất hiện sau một xu hướng tăng và được xem là tín hiệu đảo chiều tại đỉnh. Đường phản công giảm là một tín hiệu đảo chiều tại đỉnh không mạnh bằng mô hình tương tự là mô hình mây đen bao phủ (dark cloud cover)

2. Đặc điểm của mẫu hình Counterattack Line

2.1. Đặc điểm mẫu hình Bullish Counterattack Line

  • Xuất hiện trong xu hướng giảm
  • Nến đầu tiên phải là một nến giảm
  • Nến thứ hai phải tạo ra khoảng trống giá (gap) khi mở cửa.
  • Nến thứ hai là nến tăng và đóng cửa bằng với mức đóng cửa của nến thứ nhất.

Vì Bullish Counterattack Line yêu cần cần có gap (khoảng trống giá) tại nến số hai nên mô hình này hiếm khi được thấy ở khung thời gian ngắn mà thường xuất hiện trên khung ngày trở lên, hoặc khi thị trường di chuyển quá nhanh tại các thời điểm ra tin quan trọng.

Mô hình này có độ tin cậy trung bình, sẽ phát huy thêm sức mạnh nếu các cây nến có thân dài, đặc biệt là nến thứ hai.

2.2. Đặc điểm mẫu hình Bearish Counterattack Line

  • Xuất hiện trong xu hướng tăng
  • Nến đầu tiên là một nến tăng
  • Nến thứ hai mở cửa cách xa trên giá đóng cửa của nến tăng đầu tiên nhưng sau đó quay đầu, đóng cửa tại cùng mức giá với giá đóng cửa của nến đầu tiên.

Có thể thấy, nến thứ hai là một nến giảm mạnh. Khoảng nhảy giá tăng vào ngày thứ hai đã giúp phe mua cảm thấy tự tin rằng xu hướng tăng vẫn tiếp diễn; nhưng bên mua đã bị bất ngờ, thay vì giá tiếp tục tăng, thị trường đảo chiều đi xuống và lấp khoảng nhảy giá và đóng cửa tại mức giá ngang với giá đóng cửa của nến trước đó

3. Hiểu và vận dụng mô hình

3.1. Mẫu hình Bullish Counterattack Line

Diễn biến tâm lý của mô hình Bullish Counterattack Line được thể hiện thông qua 2 từ: “Bất ngờ”. Trong một xu hướng giảm, phe bán đang chiếm ưu thế và tạo ra một cây nến giảm lớn. Không chỉ dừng lại ở đó, trong phiên giao dịch tiếp theo, giá còn nhảy xuống và mở cửa ở mức thấp.

Tại thời điểm này, nhiều nhà đầu tư sẽ cảm thấy lực giảm của thị trường là rất mạnh. Nhưng bất ngờ, bên mua phản công và đẩy giá đi lên, đóng cửa cùng mức với phiên giao dịch trước.

Do tín hiệu đảo chiều của mô hình Bullish Counterattack Line thực tế không mạnh như nhiều mô hình khác, nên khi giao dịch bạn cần phải kiên nhẫn chờ cơ hội cũng như giữ vững kỷ luật giao dịch. Đặc biệt, hãy kết hợp Bullish Counterattack Line cùng các chỉ báo giao dịch khác như MACD, RSI, các đường hỗ trợ,..

3.2. Mẫu hình Bearish Counterattack Line

Sẽ có một xu hướng tăng nhiều tuần liền trước khi xuất hiện mô hình đường phản công giảm. Một nến tăng tiếp nối một khoảng nhảy giá tăng. Tuy nhiên, bên mua không thể duy trì giá cao hơn giá mở cửa và bên bán đã tạo áp lực mạnh hơn đưa giá xuống ngang với giá đóng cửa của nến trước đó.

Cũng như Bullish Counterattack Line, mẫu hình Bearish Counterattack Line thực tế cũng không mạnh, nên khi giao dịch bạn cần phải kiên nhẫn chờ cơ hội cũng như giữ vững kỷ luật giao dịch. Đặc biệt, hãy kết hợp Bullish Counterattack Line cùng các chỉ báo giao dịch khác như MACD, RSI, các đường kháng cự,…