Lý thuyết Dow

03-08-2020 - 10:54 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

1. Lý thuyết Dow là gì?

Hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật vả chuyên viên nghiên cúu thị trường đều công nhận rằng phần lớn những gì được gọi là phân tích kỹ thuật ngày nay dều bắt nguồn từ những lý thuyết của Dow vào giai đoạn chuyển đổi giũa hai thế kỷ. Dow tin rằng thị trường chứng khoán nói chung là thước đo đáng tin cận cho điều kiện tổng thể của 1 nền kinh tế. Và bằng cách phân tích tổng thể người ta có thể đánh giá chính xác các điều kiện đó cũng như xác định hướng xu hướng chính của thị trường và hướng phát triển của từng cổ phiếu riêng lẻ. Toàn bộ lý thuyết phân tích kỹ thuật mà chúng ta biết tới như ngày hôm nay đều bắt nguồn từ lý thuyết Dow. Vì thế, nếu muốn hiểu rõ phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán, chúng ta cần biết 6 nguyên lý cơ bản của thuyết Dow.

2. Các nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

2.1. Số bình quân phản ánh mọi thứ

Tiền đề cơ bản đầu tiên của lý thuyết Dow cho thấy tất cả thông tin – từ quá khứ, hiện tại, thậm chí là tương lai – đều gây ảnh hưởng tới thị trường, được phản ánh trong giá của cổ phiếu và chỉ số. Thông tin mà Dow nói tới đây bao gồm tất cả mọi thứ từ cảm xúc nhà đầu tư cho đến lạm phát, dữ liệu lãi suất… Điều duy nhất bị loại trừ là các thông tin không thể biết trước như động đất, sóng thần hay khủng bố… Tuy nhiên, ngay sau đó những rủi ro của sự kiện này cũng được định giá vào thị trường.

Người theo lý thuyết Dow sẽ xem xét biến động giá theo các chỉ báo nằm trong xu hướng chính. Một khi họ có ý tưởng về xu hướng trên thị trường, họ sẽ đưa ra quyết định đầu tư. Nếu xu thế chính là xu hướng tăng, thì nhà đầu tư sẽ mua giao dịch cổ phiếu riêng lẻ với mức định giá hợp lý.

2.2. Thị trường có 3 xu hướng chính

Dow định nghĩa một xu huớng tăng là tinh huống mà trong đó thị trường sẽ có xu hướng tăng khi mức giá giao dịch cao nhất hiện tại cao hơn các mức giá đỉnh trước dây, và mức giá thấp nhất tại thời điểm hiện tại cũng cao hơn các mức giá thấp nhất trong quá khứ. Nói cách khác, một xu hướng tăng có đồ thị gồm các đỉnh và đáy tăng dần. Ngược lại, thị trường có chiều huớng đi xuống khi mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất và thấp nhất trong quá khứ.

Dow cho rằng một xu hướng phải có 3 cấp : xu hướng chính hay xu hướng cơ bản (primary), xu hướng trung gian (secondary) và xu hướng nhỏ hay xu hướng ngắn hạn (minor). Xu hướng cơ bản của thị trường kéo dài hơn một năm, có khi là vài năm. Giai đoạn trung gian là sự hiệu chỉnh của xu hướng ban đầu và thường kéo dài từ ba tuần đné ba tháng, sự hiệu chỉnh này thoái lùi khoảng một phần ba đến hai phần ba xu hướng trước đó và đa phần là một nửa. Xu thế thứ yếu thông thường ngắn hơn ba tuần. Xu hướng này là sự dao động của xu hướng trung gian.

2.3. Xu hướng chính gồm 3 giai đoạn

Down tập trung vào các xu hướng chủ yếu hay xu hướng chính và ông cho rằng chúng diễn ra theo ba kỳ: kỳ tích lũy, kỳ thâm nhập vào công chúng và giai đoạn phân phối. Kỳ tích lũy diễn ra khi các nhà đầu tư có hiểu biết chủ động mua các cổ phiếu của công ty, trái ngược với các ý kiến của thị trường. Nếu xu hướng trước đó đang giảm thì trong giai đoạn này các nhà đầu tư nhanh trí sẽ nhận ra rằng thị trường đã tiếp nhận hết tất cả các tin tức tồi tệ rồi. Giai đoạn này giá cổ phiếu tăng không đáng kể do số lượng nguời mua ít trong khi cung ra thị trường còn khá nhiều. Tuy nhiên, khi nhận thấy rằng các nhà đầu tư trên đã đúng, người ta sẽ đổ xô đi mua cổ phiếu này dẫn tới sự tăng đột biến về giá trong giai đoạn hai - giai đoạn thâm nhập vào công chúng. Xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi nhu cầu đầu cơ trên thị trường đạt múc cực đại. Lúc này, khi báo chí bắt đầu đưa tin về sự tăng giá của cổ phiếu và tín hiệu tích cục của nền kinh tế cũng như sự gia tăng về khối lượng đầu cơ và, các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ bán số cổ phiếu của họ ra thị trường, và đây chính là giai đoạn thứ ba của xu hướng - giai đoạn phân phối.

2.4. Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau

Trong lý thuyết Dow, việc đảo chiều từ thị trường bò (thị trường tăng) sang thị trường gấu (thị trường giảm) không thế nào được xác nhận nếu không có sự xác nhận từ 2 chỉ số (theo truyền thống là Chỉ số trung bình công nghiệp và đường sắt). Điều này có nghĩa là các tín hiệu xảy ra trên biểu đồ của chỉ số này phải khớp hoặc tương ứng với các tín hiệu xảy ra trên biểu đồ của chỉ số khác. Ông cho rằng cả hai chỉ số phải cùng vượt qua đỉnh cao thứ hai của đợt trước đó để chứng minh rằng một thị trường tăng giá bắt đầu hay tiếp diễn.

2.5. Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng

Khối lượng giao dịch sẽ gia tăng theo hướng phát triển của xu hướng chính. Trong một xu hướng tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng lên, và giảm khi giá giảm. Trong một xu hướng giảm, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá giảm và giảm khi giá phục hồi mức tăng. Dow xem khối lượng giao dịch là một chỉ báo có tầm quan trọng thứ hai.

2.6. Một xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều

Việc xác định xu hướng là để cho chúng ta không giao dịch ngược hoặc chống lại xu hướng. Theo lý thuyết Dow, nguyên lý thứ sáu cũng là nguyên lý cuối cùng này tin rằng một xu hướng vẫn có hiệu lực cho đến khi xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nó đã bị đảo chiều. Nhà giao dịch cần kiên nhẫn chờ đợi 1 bức tranh rõ ràng về việc đảo ngược xu hướng bởi vì như ở nguyên lý thứ 2 chúng ta biết rằng thị trường sẽ có nhiều xu hướng nhỏ (minor), xu hướng thứ cấp nên rất dễ gây nhầm lẫn đó thực sự là xu hướng chính hay chỉ là sự điều chỉnh xu hướng. Công việc được xem là khó khăn nhất đối với một người theo lý thuyết Dow là phân biệt một sự hiệu chỉnh thứ yếu trong xu hướng hiện tại với giai đoạn tín hiệu đầu tiên của một xu hướng đảo nghịch.

Mô hình đảo chiều tại đỉnh của thị trường

Mô hình đảo chiều tại đáy của thị trường

3. Lời kết

Việc hiểu được và đánh giá đúng lý thuyết Dow sẽ tạo một nền tảng vững chắc đối với bất kỳ một nghiên cứu nào về phân tích kỹ thuật. Bằng cách này hay cách khác, định nghĩa cơ bản về xu
hướng, sự phân loại xu hướng thành ba loại và kỳ, nguyên tắc thửa nhận và phân kỳ, sự giải thích về khối luợng giao dịch và cách sử dụng thoái lùi theo tỷ lệ phần trăm, tất cả đều đuợc bắt nguồn từ lý thuyết Dow.