Nợ vay cao có tốt ko?

19-08-2020 - 14:59 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

1. Hiểu đúng về Nợ vay

Phần lớn các nhà đầu tư thường lo ngại khi thấy tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu của 1 doanh nghiệp ở mức cao. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng xấu. Nên hiểu thế nào cho đúng về nợ vay và vai trò của nó đối với một doanh nghiệp sản xuất?

How I Paid Off $30,000 In Credit Card Debt

Nợ vay là một trong trong 2 hình thức vay vốn chính của doanh nghiệp. Thông thường, nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ đến từ nợ vay và vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng cân đối kế toán doanh nghiệp, nợ (các loại) và vốn chủ sở hữu được thể hiện bên tay phải với ý nghĩa là nguồn gốc tạo ra tài sản. Tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu gọi là cáu trúc vốn. Trong tài chính doanh nghiệp, việc xác định cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất cho một doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng.

2. Vậy doanh nghiệp được lợi gì khi sử dụng nợ vay?

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng nợ thay vốn chủ sở hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Trong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sở hữu phải bị đánh thuế. Đây được xem như là “lá chắn” thuế cho doanh nghiệp.

 

Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta dễ dàng thấy được chi phí lãi vay được trừ từ lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trước khi tính thuế. Như vậy bàng việc sử dụng nợ vay doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản bằng chi phí lãi vay*thuế suất, và qua đó tăng giá trị doanh nghiệp lên. 

Đây cũng là cách để doanh nghiệp gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Hay nói cách khác là doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính để tác động lên tỷ suất lợi nhuận/VCSH

3. Nợ vay cao có nguy hiểm không?

Không hẳn cứ nợ vay cao là xấu. Ví dụ như đối với một doanh nghiệp thâm dụng vốn như Hòa Phát, trong giai đoạn đầu tư mở rộng cho dự án Dung Quất, doanh nghiệp này phải vay nợ rất lớn. Thời điểm 31/12/2019, tổng nguồn vốn của tập đoàn có được gần 101.776 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 47.786 tỷ đồng). Nợ phải trả của tập đoàn lên tới 53.989 tỷ đồng, tăng đến 43% so với đầu kỳ.

Tuy nhiên các nhà phân tích đã đánh giá việc vay nợ để đầu tư cho mở rộng là một nước đi lớn giúp Hòa Phát có thể củng cố vị thế đầu ngành của mình

Vì:

  • Dung Quất giúp Hòa Phát đạt lợi thế về quy mô và công nghệ cao giúp tiết giảm chi phí sản xuất,
  • Dung Quất sẽ là cánh tay đắc lực cho Hòa Phát xâm nhập thị trường miền Nam, nâng cao thị phần và
  • Sản phẩm HRC do nhà máy Dung Quất tạo ra sẽ là dòng sản phẩm mới của Hòa Phát, giúp Hòa Phát vừa khép kín được quy trình sản xuất thép cuộn, vừa đáp ứng được một phần nhu cầu gia tăng về HRC trong nước.

Nói như vậy không có nghĩa là sử dụng nợ vay lúc nào cũng tốt, nhất là khi nợ vay tăng quá cao, cơ cấu vốn sẽ không an toàn. Hay nói cách khác nếu công ty không thể vận hành tốt để tạo ra tiền lượng tiền mặt đủ lớn, thì chi phí lãi vay lúc này có thể lại là một gánh nặng vì nó ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế. Đây chính là mặt trái của việc tài trợ hoạt động doanh nghiệp bằng vốn nợ. Trường hợp của Hoàng Anh Gia Lai là một ví dụ điển hình. 

Cuối năm 2015, HAGL nợ hơn 27 ngàn tỉ đồng bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và vay nợ tại các ngân hàng thương mại. Vốn chủ sở hữu đạt hơn 16,2 ngàn tỉ đồng, tổng tài sản gần 50 ngàn tỉ đồng, hệ số D/E = 67%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản của HAGL thì có 67 đồng hình thành từ vay nợ.

Trong năm tiếp theo, HAGL phải gánh 1675 tỷ đồng chi phí tài chính (tăng hơn 40% so với năm 2015), trong đó, chi phí lãi vay ở mức 1.579 tỷ đồng (tăng hơn 46.5%). Tương ứng, cứ mỗi 1 ngày trôi qua, HAGL phải trả khoảng 4,7 tỷ đồng chi phí tài chính (riêng chi phí lãi vay là 4,3 tỷ đồng mỗi ngày). Điều này ảnh hưởng khá lớn tới kết quả kinh doanh, cụ thể doanh nghiệp này đã phải ghi lỗ tới 1503 tỷ LNST vào năm 2016. 

4. Lời kết

Tóm lại, để đánh giá về nợ vay, chúng ta cần phải đặt vào bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư nên theo dõi hồ sơ nợ và tài sản để đánh giá được liệu cấu trúc vốn của công ty có an toàn hay không, so sánh mức độ nợ và tài sản để xác định tỷ lệ cao hay thấp, và liệu công ty có duy trì chúng được bao lâu.