Nên mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào?

16-08-2020 - 12:25 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

Năm 2008 số lượng các CTCK hoạt động sôi nổi trên thị trường là hơn 120 công ty. Và sau 12 năm chỉ còn  lại khoảng 77 công ty còn giấy phép duy trì hoạt động năm 2020, nhưng thực tế số CTCK còn hoạt động sôi nổi và đáp ứng đủ đẩy đủ các nghiệp vụ thì chỉ khoảng 15 công ty. Thông kê một chút như vậy để thấy rằng mặc dù nên kinh tế ngày các phát triển và quy mô thị trường chứng khoán cũng ngày càng tăng lên nhưng số lượng các CTCK lại sụt giảm rõ rêt. Có nhiều nguyên nhân để giải thích có sự ngược chiều đó như tính cạnh tranh khốc liệt, điều kiện để đáp ứng tất cả các nghiệp vụ ngày càng được nâng cao hơn,….tuy nhiên ở bài viết này tôi sẽ không đi sâu về vấn đề đó. Câu chuyện của ngày hôm nay là với một người muốn tham gia vào thị trường chứng khoán thì nên lựa chọn CTCK nào để mở tài khoản. Để trả lời cho câu hỏi đó , có nhiều cách để tiếp cận vấn đề. Thực tế thì mối quan tâm của một người mới tham gia vào thị trường chứng khoán gói gọn trong 3 điều: Chất lượng tư vấn của CTCK, mức phí giao dịch và lãi suất Margin.

1. Yếu tố đầu tiên là chất lượng tư vấn

Nếu bạn đang nghĩ tới những báo cáo phân tích về cổ phiếu, về ngành, về vĩ mô mà CTCK cung cấp cho nhà đầu tư hàng ngày, hàng tuần, hay hàng tháng thì tôi sẽ đưa nhanh ra 3 cái tên CTCK có báo cáo phân tích được đánh giá là chất lượng nhất thị trường hiện nay: Công ty chứng khoán SSI, Công ty chứng khoán Rồng Việt, CTCK Bản Việt

Quả thực khách quan mà nói không chỉ riêng cá nhân tôi mà rất nhiều người bạn đầu tư mà tôi quen biết, thậm chí là những người quản lý Quỹ đều đồng ý với tôi rằng chất lượng báo cáo phân tích của 3 CTCK kể trên là cực kì tốt và vượt trội so với báo cáo phân tích của các công ty còn lại.

Khách quan, chuyên sâu và rất sát với thị trường là điều cá nhân tôi cảm nhận được khi đọc báo cáo phân tích của 3 công ty trên.

Còn nếu bạn đang nghĩ tới chất lượng tư vấn của các môi giới thì sẽ không có câu trả lời cụ thể cho bạn. Bởi ở bất kỳ CTCK nào cũng sẽ có người này  người kia, có những người tư vấn rất tốt nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có những người trình độ chuyên môn không cao. Mỗi môi giới đều có cho mình những khả năng riêng và đôi khi nó phù hợp với nhà đầu tư khác nhưng lại không phù hợp với số vốn và triết lý đầu tư của bạn. Tất nhiên là cũng có cả những broker….kém thậm tệ.

Vì vậy, nếu như cảm thấy người tư vấn cho bạn không đáp ứng đủ yêu cầu của bạn, hãy tìm một người tư vấn mới.

2. Yếu tố thứ 2 là phí giao dịch

Không khó để tìm hiểu về thông tin này. Các bạn có thể vào ngay website của các công ty chứng khoán để tìm hiểu về biểu phí danh cho khách hàng.

Thông thường mức phí giao dịch là từ 0.15% - 0.4%. Tùy theo giá trị giao dịch của bạn trong mỗi phiên mà mức phí là khác nhau hoặc tùy theo quy mô vốn bạn đầu tư mà công ty chứng khoán sẽ áp mức phí cụ thể cho bạn. 

Ví dụ:

Hình 1: Biểu phí giao dịch của VDSC

Hình 2: Biểu phí của VPBS

Hình 4: Biểu phí của CTCK SSI

Hình 5: Biểu phí của CTCK FPTS

Nếu bạn không trading thường xuyên thì thực chất phí giao dịch cũng không phải là vấn đề. Còn nếu bạn thường xuyên trading thì trên đây là một số biểu phí của vài CTCK mà bạn có thể tham khảo.

3. Lãi suất Margin

Nếu bạn chưa hiểu về Margin là gì thì một vài điều ngắn gọn về sản phẩm đó như sau:

Margin trong chứng khoán hay còn gọi là đòn bẩy tài chính. Đây là việc công ty chứng khoán cho bạn vay tiền để mua thêm chứng khoán. Những cổ phiếu trong danh mục hiện tại của bạn sẽ là tài sản đảm bảo cho khoản vay đó.

Nó đơn giản giống như việc chỉ với 300 triệu đã sở hữu 1 chiếc xe ô tô 1 tỷ đồng. Nếu bạn đang có 50 triệu, bạn có thể vay Margin từ công ty chứng khoán thêm 50 triệu để mua cổ phiếu. Tuy nhiên giá trị vay còn tùy thuộc vào tỷ lệ vay cho mỗi cổ phiếu mà UBCK ban hành

Giao dịch ký quỹ là một đòn bẩy tài chính giúp bạn tối đa hóa cơ hội và gia tăng lợi nhuận lên gấp bội so với việc chỉ sử dụng vốn tự có. 

Và đương nhiên, vay thì phải trả lãi và lãi suất vay đó được tính theo ngày. Tức bạn dùng bao nhiêu ngày sẽ chịu lãi bấy nhiều ngày.

Ví dụ về lãi suất ở một số CTCK:

Hình 1: Biểu lãi suất margin CTCK Rồng Việt (VDSC)

Hình 2: Biểu lãi suất CTCK VPBS

Hình 3: biểu lãi suất của CTCK SSI

Nhận xét chung thì các CTCK trong nước thường có lãi suất margin cao hơn so với các CTCK thuộc sở hữu nước ngoài.

Các công ty chứng khoán có vốn nước ngoài như KIS, Mirea Assets, KB, Yuanta,… đều có mức lãi suất margin khá thấp, chủ yếu là dưới 10%/năm, tương ứng dưới 0.028%/ngày.

Lưu ý là lãi suất margin có thể thay đổi theo từng thời điểm tùy theo chính sách của mỗi công ty chứng khoán.

Trên đây là nhưng đánh giá chung mang tính chủ quan so sánh về các sản phẩm chủ đạo của các CTCK mà nhà đầu tư mới nên xem xét. Tất nhiên như cá nhân người viết có chia sẽ từ đầu là yếu tố quan trọng nhất trong đầu tư vẫn là lợi nhuận. Các sản phẩm hỗ trợ trên chỉ là công cụ để giúp chúng ta đầu tư tốt hơn mà thôi.

Vì vậy bên cạnh những công cụ đó, hãy dành thời gian để học hỏi, tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm để có thể thành công hơn.