Công thức định giá theo Benjamin Graham

25-08-2020 - 15:33 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

Benjamin Graham là giáo sư kinh tế, nhà quản lý quỹ thành công mức sinh lãi hàng năm của ông là tầm 20%/năm. Ông được biết đến là cha đẻ của đầu tư giá trị, tác giả 2 cuốn sách nổi tiếng là Nhà đầu tư thông minh & Phân tích chứng khoán. Benjamin Graham cũng là thầy của Warren Buffett – nhà đầu tư thành công nhất thế giới hiện đại, ông cũng là thầy của nhiều NĐT thành công khác.

Benjamin Graham - Người khai sinh đầu tư giá trị (Nhà đầu tư thông ...

Và trước khi đi vào 3 công thức định giá cổ phiếu của Benjamin, hãy đến với nguyên tắc đầu tư giá trị.

1. Nguyên tắc đầu tư giá trị

Nguyên tắc của đầu tư giá trị là Biên an toàn. Tức là mua cổ phiếu thấp hơn đáng kể so với giá trị thực của cổ phiếu.

Ví dụ như hãy chỉ mua một cổ phiếu với giá 10$ trong khi giá trị thực của nó là 20$.

Vấn đề ở đây Giá trị thực của cổ phiếu đó là bao nhiêu? hay làm sao để tính toán được giá trị thực của cổ phiếu mà bạn đang có ý định mua?

Một lưu ý quan trọng nữa là giá trị của cổ phiếu không phải là một con số mà là một khoảng giá trị.

Tại sao lại nói như vậy? – Bởi bản chất của việc định giá cổ phiếu là phân tích dữ liệu trong quá khứ, hiện tại và thêm vào đó là những giả định cho tương lai. Mà đã là giả định thì sẽ có độ sai sót nhất định. Bạn có dám tự tin khẳng định rằng những giả định của bạn là chính xác 100%?

Bên cạnh kịch bản mà bạn kì vọng sẽ có kịch bản tích cực hơn hoặc tiêu cực hơn. Vì vậy, đừng bao giờ đưa ra một con số giá trị chính xác khi định giá cổ phiếu nhé.

2. Ba công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham

2.1. Công thức nguyên bản

Công thức đầu tiên được Benjamin Graham công bố đó là:

V = EPS x (8.5 + 2g)

Trong đó:

  • V:     giá trị cổ phiếu mà ta đang tính toán
  • EPS: là thu nhập trên mỗi cổ phiếu lũy kế 12 tháng gần nhất
  • 8.5:   là tỷ lệ P/E ước tính của một cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng thu nhập 0%
  • g:      tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kép bình quân trong 7-10 tới

Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam để hợp lý hơn chúng ta chỉ lên hệ số là 7 và 1.5.

Như vậy ta được công thức:

V = EPS x (7 + 1.5g)

2.2. Công thức 2

Đây là công thức được Benjamin Graham điều chỉnh lại và thêm tỷ suất thu hồi vốn

V = EPS x (8.5 + 2g) x 4.4 / y

Trong đó:

  • 4.4: Tỷ suất thu hồi vốn tối thiểu hay lãi suất phi rủi ro vào khoảng năm 1962
  • y: lãi suất trái phiếu doanh nghiệp xếp hạng AAA 20 năm hiện tại.

Cũng như vậy, để phù hợp với thị trường Việt Nam hơn bạn nên thay bằng công thức

V = EPS x (7 + 1.5g) x 4.4 / y

Bên cạnh đó, ở thị trường Việt Nam, để áp dụng một cách có hiệu quả nên lựa chọn sự dụng EPS đã được điều chỉnh đối với những khoản thu nhập bất thường. Bởi rất nhiều nhiều doanh nghiệp hiện nay trên thị trường có những chiêu trò gian lận báo cáo tài chính để làm đẹp lợi nhuận một cách quá đáng dẫn tới sự không chính xác về mặt bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy sự dụng Normalized EPS là lựa chọn hợp lý hơn.

Tiếp đến là y ( lãi suất trái phiếu doanh nghiệp xếp hạng AAA 20 năm hiện tại). Ở Việt Nam chúng ta có thể sự dụng trái phiếu chính phủ 10 năm cho yếu tố này. Ngoài ra nên điều chỉnh giá trị y sao cho hợp lý với tình hình vĩ mô trong thời gian tới như là việc kì vọng tăng lãi suất trong tương lai. Có thể cộng thêm 1%.

Như vậy định giá theo công thức 2 sẽ an toàn hơn công thức 1

2.3. Công thức 3

Ở công thức này còn phụ thuộc vào EPS ( thu nhập trên mỗi cổ phần ) và BVPS ( giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần). Nó thể hiện sự hài hòa giữa tài sản và thu nhập.

V = (22.5 x EPS x BVPS) ^ (½)

Chúng ta cũng nên sự dụng Normalized EPS trong công thức này để cho kết quả có độ tin cậy cao hơn

3. Ví dụ thực tế định giá cổ phiếu

Lấy vị dụ về trường hợp VNM

Với EPS (2019) = 6076.3đ

Và giả định g = 10.14%/năm

y = 3.1%

Book value per share (2019): 15794 đồng

Ta có,

Theo công thức 1:  V= EPS*(7 + 1.5g) = 6076.3 x (7 + 1.5*10.14) = 134.900(đ)

Theo công thức 2: V = EPS x (7 + 1.5g) x 4.4 / y = 191.548(đ)

Theo công thức 3: V = (22.5 x EPS x BVPS) ^ (½) = 46.469(đ)

Thực tế cho thấy rằng với 3 công thức khác nhau cho ra 3 kết quả khác nhau và trong trường hợp này là khá chênh lệch giữa các công thức. Như vậy, như đã nói ở đầu bài viết, rằng định giá là một khoảng giá trị hợp lý và nếu phải lấy một con số cụ thể để tham chiếu cho quyết định đầu tư của mình thì chúng ta có thể lấy giá trị bình quân của 3 kết quả trên.

Lưu ý:

Kết quả từ 3 công thức trên chỉ là ví dụ mình họa chứ không mang hàm ý tư vấn hay khuyến nghị mua bán.

Có thể thấy rằng trong 3 công thức trên có 2 yếu tố mà chúng ta cần xem xét kĩ là EPS và g. Trong khi EPS là hệ số dễ bị bóp méo bởi các thủ thuật kế toán thì độ tin cậy của hệ số g lại phụ thuộc vào việc phân tích và đánh giá doanh nghiệp của người định giá.

Vì vậy làm thế nào để dùng EPS và g hợp lý thì lại phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của bạn về doanh nghệp.