Chỉ số ROIC là gì? Ý nghĩa của ROIC khi so sánh với WACC.

18-08-2020 - 21:43 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

Ở Đại Hội Cổ Đông năm 2003, khi nhận được câu hỏi: “Công ty lý tưởng của ông là gì?”

Warrant Buffett đã trả lời: “Công ty lý tưởng với tôi là sẽ tạo ra lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) cao, và có thể tái đầu tư vốn vào lại công ty đó với lợi nhuận cao tương tự".

Vậy,

1. ROIC là gì và được tính toán như thế nào?

ROIC hay  Return on Invested Capital là hệ số thu nhập trên vốn đầu tư. Chỉ số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của DN để tạo ra giá trị cho NDT. Nó là chỉ số cho BDT biết số tiền vốn yêu cầu mà họ nên sử dụng vào DN để nhận lại được một khoản lợi nhuận xác định.

ROIC được tính theo công thức:

ROIC = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn đầu tư.

Trong đó: Vốn đầu tư = Vốn chủ sở hữu + vay dài hạn + vay ngắn hạn – tiền mặt 

Lấy ví dụ về BMP năm 2019 ta có số liệu như sau:

Vốn đầu tư BMP:  2469.3+55.8-313.5= 2211.6 (tỷ)

ROIC của BMP = (423 tỷ / 2211.6 tỷ) *100% = 19.13%

2. Sự khác biệt giữa ROIC và ROE

Trước tiên hãy tham khảo lại về chỉ số ROE.

ROE = Thu nhập ròng / Vốn chủ sở bình quân

Nhìn vào cách tính thì chỉ khác biệt đôi chút ở mẫu số. Nhưng thực tế ROIC lại phản ánh chính xác và đầy đủ hơn so với chỉ số ROE. Đặc biệt là với những doanh nghiệp tăng trưởng bằng nợ vay.

Cụ thể ai cũng biết ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu hay nói cách khác 1 đồng vốn tự có bỏ ra (không vay mượn) thì thu được bao nhiêu đồng lời. Còn khi tính ROIC, là tính cả vốn chủ sở hữu và nợ vay, việc này giúp chúng ta loại trừ đi những doanh nghiệp dùng đòn bẩy nợ quá cao – vốn khá rủi ro.

Nếu một công ty đã và đang vay nợ rất nhiều, nó có thể làm tăng ROE bởi vì vốn chủ sở hữu là bằng tài sản trừ đi nợ. Công ty càng vay nhiều nợ, vốn chủ sở hữu càng thấp. Việc này sẽ làm thổi phồng chỉ số ROE, nhưng ROIC thì khác.

3. Ý nghĩa của ROIC khi so sánh với WACC

ROI Là Gì? Ý Nghĩa Và Tầm Quan Trọng Của ROI Trong Cá Cược

Chỉ số này được thể hiện dưới dạng giá trị 12 tháng và thường được so sánh với chi phí vốn bình quân của DN để đánh giá liệu DN có khả năng tạo ra giá trị không.

Nếu ROIC lớn hơn WACC thì thể hiện DN có khả năng tạo lợi nhuận và kỳ vọng sẽ được giao dịch ở giá cao.

Ngược lại, nếu DN có ROIC nhỏ hơn WACC thì kém hấp dẫn nhà đầu tư vì chúng không mang lại giá trị cho họ. Tuy nhiên, trên lý thuyết, DN có ROIC giữ vững với hơn 10% và có xu hướng tăng qua từng năm vẫn thể hiện là một DN có hoạt động tốt. 

Trong trường hợp DN cụ thể, để xác định hiệu quả tạo lợi nhuận của DN, ta nên xác định lợi nhuận cao hơn 2% so với chi phí vốn của DN đó. 

Riêng với doanh nghiệp Việt Nam, tỷ suất ROIC trung bình của doanh nghiệp niêm yết khoảng từ 12% đến 14% và lợi suất tiền gửi tiết kiệm khoảng 8% thì một doanh nghiệp hoạt động tốt nên có khoảng ROIC tối thiểu 21% để đủ hấp dẫn với NDT và doanh nghiệp nổi bật trong ngành thì nên có ROIC trên 30%. 

Ví dụ với BMP:

 

Từ tỷ số trên cho thấy Nhựa Bình Minh đang thực hiện khoản đầu tư kém hiệu quả hơn trước khi ROIC giảm dần từ năm 2016- 2019. Tuy nhiên, ROIC của BMP vẫn duy trì được mức trên 15% và vẫn cao hơn WACC của DN (11%) thể hiện Nhựa Bình Minh vẫn còn khả năng tạo được lợi nhuận và vẫn mang lại kỳ vọng cho NĐT để được giao dịch ở giá cao.

4. Lời kết

Tỷ số hoàn vốn của DN thể hiện trực tiếp khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nó phản ánh tương đối đầy đủ năng lực sử dụng vốn để tạo lợi nhuận,cho NĐT có cái nhìn khách quan qua việc so sánh với chính chi phí vốn của doanh nghiệp đó.