Chỉ số ROA là gì? ROA bao nhiêu là tốt?

18-08-2020 - 18:54 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

ROA là một trong các chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số này cực kì quan trọng trong việc lựa chọn ra những cổ phiếu tốt. Bởi những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong dài hạn luôn đem lại giá trị rất lớn cho cổ đông.

Vậy,

1. Chỉ số ROA là gì?

ROA ( lợi nhuận trên tổng tài sản) thể hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của DN.

Bên cạnh đó, vì tài sản của mỗi DN được tạo nên từ vốn vay và vốn chủ sở hữu - cả hai nguồn vốn đều được dùng để chi trả cho hoạt động DN. Vì vây, hiệu quả chuyển đổi vốn đầu tư thành lợi nhuận được phản ánh qua ROA, làm cho chỉ số này trở thành công cụ phản ánh mức độ hiệu quả quản lý tài sản của DN đó.

ROA được xác định qua công thức:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân ) *100%

Ví dụ như năm 2019 của BMP:

Tổng Tài sản bình quân của BMP

Lợi nhuận sau thuế 2019:

Ta tính được ROA 2019 của BMP: (423/2830 )*100% = 14.95%

2. Chỉ số ROA như thế nào là tốt?

ROA: O que é, Como calcular e Analisar esse indicador

Chỉ số ROA thường ít coi trọng bằng ROE, nhưng ROA cũng là chỉ số cực kỳ quan trọng.

Mối quan hệ của ROA và ROE là thông qua hệ số nợ. Nợ thì càng ít càng tốt, sẽ tốt hơn nếu Nợ/Vốn chủ sở hữu < 1.

Theo chuẩn quốc tế: ROE > 15%, được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính. Khi đó ROA > 7.5%

Tuy nhiên, không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo Ngọ, nếu doanh nghiệp duy trì được ROA >=10% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì đó mới là doanh nghiệp tốt

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến xu hướng của ROA. Xu hướng ROA tăng lên chứng tỏ là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn, tất nhiên sẽ được đánh giá cao hơn rồi.

Lưu ý:

Điều này không đúng với các lĩnh vực liên quan đến tài chính như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán…

Ngành ngân hàng mà duy trì ROA > 2%, cũng đã là khá tốt. Vì đòn bẩy của ngân hàng khá cao.

3. Các tiêu chính đánh giá ROA

Trên lý thuyết, ROA cao và ổn định trong thời gian dài là một dấu hiệu tốt thể hiện DN đang sử dụng tài sản tối ưu và hiệu quả nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, cũng nên đánh giá và so sánh DN dựa trên chỉ số này theo 2 tiêu chí 

3.1. Lĩnh vực hoạt động

Các ngành khác nhau sẽ có đặc điểm về cơ cấu tài sản khác nhau dẫn đến ROA.

Ví dụ những những ngành không yêu cầu tài sản cố định lớn để điều hành DN như CNTT, ngành hàng tiêu dùng thì thường có ROA cao hơn so với những ngành yêu cầu tài sản cố định lớn như ngành SX CN nặng: thép, vật liệu xây dựng.

Vì vậy, khi so sánh ROA, NĐT nên so sánh các DN trong cùng ngành sản xuất để có cái nhìn chính xác hơn về DN.

3.2. So sánh ROA với trung bình ngành và của chính nó trong quá khứ

Một DN có ROA cao hơn so với trung bình ngành là dấu hiệu tích cực cho thấy DN quản lý tài sản hiệu quả và vượt trội hơn so với ngành. Đồng thời, NĐT cũng nên tập trung vào dữ liệu chỉ số này trong quá khứ để biết nếu DN này có hoạt động hiệu quả lên hay không.

Các tiêu chí trên nền được kết hợp đồng thời cùng với các chỉ số khác  để có cái nhìn tổng quan về câu chuyện đằng sau khả năng sinh lời mỗi DN.

Trường hợp BMP:

Theo đó,ROA công ty nhựa Bình Minh (BMP), chỉ số này có xu hướng giảm từ năm 2016 đến 2019 chỉ ra sự giảm hiệu quả sinh lời của DN từ tổng tài sản qua từng năm.

Tuy nhiên, ROA trung bình ngành sản xuất nhựa bằng 10% và DN này vẫn duy trì được mức tỷ số cao hơn 4%-10% so với trung bình ngành thể hiện DN vẫn duy trì được việc quản lý tài sản và vượt trội hơn so với ngành.

4. Lời Kết

ROA chỉ là chỉ số đơn giản phản ánh chỉ số sinh lời, NĐT nên sử dụng kết hợp những chỉ số khác ( như tỷ lệ ROE/ROA để hiểu rõ cơ cấu tài chính của doanh nghiệp) để có cái nhìn toàn diện về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.