Biên lợi nhuận ròng (Profit Margin) và những điều cần lưu ý khi sự dụng

17-08-2020 - 10:00 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

Thông thường nhiều nhà đầu tư khi nhìn vào báo cáo tài chính của một công ty thì Doanh thu và Lợi nhuận là hai yếu tố được chủ ý đến. Trong khi Doanh thu thể hiện quy mô của doanh nghiệp thì lợi nhuận là những gì mà doanh nghiệp có được sau một kỳ kinh doanh. 

Xen giữa hai yếu là này chính là các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Khi xem xét đến tỷ lệ biên lợi nhuận ròng chính là xem xét đến mức độ ảnh hưởng của chi phí mà doanh nghiệp đang gánh chịu. 

Vậy, sự ảnh hưởng nên được lưu ý như thế nào?

Cùng tìm hiểu về chỉ số Biên lợi nhuận ròng nhé...

1. Biên lợi nhuận ròng là gì và cách tính?

Biên lợi nhuận gì? Tổng quan về biên lợi nhuậnHiểu một cách đơn giản thì biên lợi nhuận (profit margin) là tỉ lệ được tính bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lợi nhuận ròng chia cho doanh thu. Chỉ số này cho biết một đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Chỉ số này được thể hiện qua công thức

Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

Các chỉ tiêu trong công thức có thể dễ dàng lấy trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

Ví dụ trường hợp BMP

Doanh thu thuần của BMP năm 2019:

Lợi nhuận sau thuế của BMP:

Biên lợi nhuận ròng của BMP  = (422 tỷ / 4.337 tỷ) *100= 9.75%

Vì doanh thu và chi phí là hai thành phần chính để tính biên lợi nhuận vì vậy nó được khuyến cáo không sử dụng để so sánh một doanh nghiệp trong ngành với một doanh nghiệp trọng một ngành khác. Vì mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có các loại chi phí khác nhau.

2. Biên lợi nhuận ròng như thế nào là tốt?

Nhìn trên khía cạnh nhà đầu tư, doanh nghiệp có biên lợi nhuận ròng tăng đều và cao hơn trung bình ngành thể hiện tình trạng thuận lợi, cho thấy doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả và có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ một đồng doanh thu.

Nhìn chung, mức ổn định của biên lợi nhuận ròng phụ thuộc vào các ngành và chu kì kinh tế. Ví dụ ngành hàng không thường có BLNR bằng 4%.

Tuy nhiên, DN có thể duy trì biên lợi nhuận ròng cao thường có lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ trong ngành cũng như có khả năng bảo vệ mình trong những thời điểm kinh tế khó khăn. Trong nhiều giai đoạn, hệ số biên lợi nhuận ròng có thể bị giảm do mức tăng lợi nhuận sau thuế ít hơn mức tăng doanh thu (tăng trưởng doanh thu thấp hơn chi phí tăng lên). Tuy nhiên, chỉ số giảm trong nhiều trường hợp không phản ánh sự suy giảm khả năng quản lý chi phí vì có thể còn lý do liên quan đến thuế (vì DN bắt đầu phải đóng thuế sau những năm được miễn giảm thuế thì BLNR sẽ bị giảm).

Ví dụ trường hợp BMP:

Biên lợi nhuận ròng của BMP có xu hướng giảm dần từ năm 2017 thể hiện sự giảm hiệu quả trong việc tạo lợi nhuận sau thuế từ doanh thu thu được của doanh nghiệp.Tuy nhiên trong bối cảnh năm 2017-2018, các DN ngành nhựa có sự cạnh tranh quyết liệt với sự chiết khấu áp đảo của nhà cung cấp, vì vậy các DN tăng mức chiết khấu cho khách hàng nói chung làm giảm biên lợi nhuận ròng của ngành nhựa. Vì vậy, mức giảm của BMP đồng nhất với xu hướng giảm của của ngành nhựa nói chung và trong suốt 2016-2019, BMP vẫn giữ vững được lợi thế những DN SX nhựa hàng đứng đầu trong ngành. 

3. Những yếu tố hưởng hưởng tới Biên lợi nhuận ròng

Dựa vào công thức xác định lợi nhuận , các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng trong hoạt động kinh doanh bao gồm: thay đổi tổng doanh thu, dòng thu nhập bổ sung, thay đổi giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động khác, thu nhập đầu tư và thu nhập từ hoạt đônkg thứ cấp, đánh giá lại các khoản đầu tư hay trích lập dự phòng cho công ty con. Vì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu kế toán cuối cùng, vì vậy ở mỗi bước hạch toán donh thu, nó dễ bị tác động bởi nghiệp vụ kế toán nhất nhằm thay đổi biên lợi nhuận ròng. Một số nghiệp vụ kế toán phổ biến được sử dụng như:

3.1. Trích lập dự phòng 

Chính nhờ việc trích lập dự phòng mà doanh ngiệp có thể làm tăng doanh thu hoặc giảm lợi nhuận để thay đổi biên lợi nhuận ròng qua hoạt động trích lập dự phòng.

Ví dụ:

Năm 2019, công ty nhiệt Phả Lại ghi nhận khoản trích lập dự phòng góp vốn vào DN khác lên đến 210 tỷ được tính vào chi phí tài chính trong kì ( tăng 240% so với dự phòng đầu năm) và hầu hết sử dụng đầu tư vào QTP ( Nhiệt điện Quảng Ninh).

Vì vậy, nếu không tính chi phí tài chính 210 tỷ, công ty có thể có lợi nhuận 390 tỷ ứng với 26% biên lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, qua việc nâng chi phí, PPC thể hiện trên BCTC với lợi nhuận 163 tỷ với lợi nhuận ròng 14%, làm giảm lợi nhuận và biên lợi ròng đi đáng kể.

3.2. Các khoản thu bất thường và đánh giá khoản đầu tư làm tăng biên lợi nhuận ròng.

Năm 2018, CTCP Sao Mai (ASM) mua thêm 50 triệu cổ phiếu IDI để nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%. Như vậy IDI trở thành công ty con của ASM. Sau đó, bằng việc đánh giá lại khoản đầu tư vào IDI (đánh giá lại % cố phần mua thêm) ASM đã ghi nhận khoản lợi nhuận lên 430 tỷ đồng làm tăng lợi nhuận sau thuế lên 1,197 tỷ và biên lợi nhuận ròng lên 13% thay vì lợi nhuận chỉ 767 tỷ và biên lợi nhuận ròng chỉ 8.5% nếu bỏ đi khoản đột biến đó, mặc dù không giúp doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận thực tế nào.

4. Lời kết

Khi phân tích biên lợi nhuận ròng của DN, NĐT nên tìm hiểu câu chuyện sau sự thay đổi của chỉ số này cũng như đặt trong bối cảnh cụ thể ( trong bối cảnh thu nhập ròng của toàn ngành âm thì BLNR giảm ít không phải là điều đáng báo động) để đánh giá năng lực tạo lợi nhuận của DN cũng như nhận ra những phương pháp DN đã dùng nhằm thay đổi lợi nhuận ròng.