Vốn lưu động ròng (Working Capital). Cách tính và những điểm cần LƯU Ý

17-08-2020 - 13:57 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

Vốn lưu động ròng là chỉ tiêu vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó cho biết nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đảm bảo cho các hoạt động cơ bản được diễn ra bình thường

Cùng tìm hiểu về chỉ tiêu mà bất kỳ nhà phân tích nào cũng phải xem xét đến này nhé.

1. Vốn lưu động ròng là gì?

Vốn lưu động ròng là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn (tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho) và nợ ngắn hạn (khoản phải trả).

Vốn lưu động ròng là thước đo tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính ngắn hạn của công ty. Ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu vốn lưu lưu động ròng là để đánh giá cách thức tài trợ vôn lưu động của doanh nghiệp.

NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Trong đó:

Tài sản ngắn hạn là tài sản doanh nghiệp có thể chuyển thành tiền mặt trong thời gian dưới 1 năm, bao gồm:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền
  • Hàng tồn kho
  • Khoản phải thu ngắn hạn
  • Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
  • Tài sản ngắn hạn khác

Nợ ngắn hạn là nghĩa vụ doanh nghiệp phải thanh toán trong thời gian dưới 1 năm, bao gồm:

  • Nợ vay ngắn hạn
  • Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn
  • Nợ phải trả ngắn hạn khác

2. Ý nghĩa của Vốn lưu động ròng

2.1. Vốn lưu động ròng dương

Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn (nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương): doanh nghiệp ổn định trong hoạt động kinh doanh do có 1 bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động sử dụng trong hoạt động kinh doanh.

Ví dụ trường hợp NVL:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = 73.347 – 20.38 = 52.96 (nghìn tỷ)

2.2. Vốn lưu động ròng âm

Tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn (nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị âm): doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn, là dấu hiệu của sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán mất cân bằng.

Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng. Tuy nhiên, đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì có tốc độ vòng quay vốn nhanh.

3. Tỷ lệ vốn lưu động 

Tỷ lệ vốn luân chuyển hay tỷ lệ vốn lưu động (working capital ratio) là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của một doanh nghiệp bằng cách sử dụng tài sản lưu động (tiền và tương đương với tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu …).

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

  • Tỷ lệ vốn lưu động < 1: Tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, cho thấy Doanh nghiệp có khả năng phá sản cao khi không đủ khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn
  • 1< Tỷ lệ vốn lưu động < 2.0: Tài sản ngắn hạn cao hơn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải có lợi thế cạnh tranh nhất định, dòng tiền kinh doanh khỏe mạnh và rất ít nợ vay. Tùy vào ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động, thông thường Working capital ratio lớn hơn 1.0 là có thể chấp nhận được.
  • Tỷ lệ vốn lưu động > 2: Tài sản ngắn hạn cao gấp 2 lần nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông thường với chỉ tiêu này lớn hơn 2 thì doanh nghiệp có tình hình sức khỏe tài chính tốt, có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Trở lại ví dụ của NVL:

Tỷ lệ vốn lưu động của NVL = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn = 73.347 / 67.573 = 1.09

4. Thay đổi vốn lưu động ròng

Việc tính toán chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng doanh thu của doanh nghiệp. Bởi đôi khi doanh thu được "xào nấu" theo khoản phải thu nhằm làm đẹp báo cáo tài chính. Tính toán Thay đổi vốn lưu động ròng sẽ chỉ ra liệu khoản phải thu hay hàng tồn kho có bất thường hay không. 

Thay đổi vốn lưu động ròng được tính toán như sau:

Thay đổi vốn lưu động = Vốn lưu động năm nay – Vốn lưu động năm trước

Trở lại ví dụ của NVL:

Vốn lưu động ròng của NVL tại 31/3/2020 là 5774 tỷ đồng

Vốn lưu động ròng của NVL tại 31/12/2019 là 5676 tỷ đồng

Thay đổi vốn lưu động ròng của NVL  = 5774 – 5676 = 98 tỷ đồng

5. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi vốn lưu động ròng

Planning to avail a working capital loan? It just may be the best ...

Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng thắt chặt sẽ làm giảm lượng khoản phải thu tồn đọng, do đó giải phóng tiền mặt. Tuy nhiên, phải chấp nhận sự sụt giảm trong doanh thu thuần. Chính sách tín dụng lỏng lẽo sẽ có tác dụng ngược lại.

Kế hoạch hàng tồn kho: tăng mức tồn kho để cải thiện tỷ lệ thực hiện đơn hàng. Điều này sẽ làm tăng đầu tư hàng tồn kho, và sử dụng tiền mặt. Giảm mức tồn kho có tác dụng ngược.

Thời hạn thanh toán tài khoản phải trả: thể hiện sức mạnh đàm phán với các nhà cung cấp của mình trong thời gian thanh toán dài hơn. Đây là một nguồn tiền mặt, mặc dù các nhà cung cấp có thể tăng giá để đáp ứng. Ví dụ CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) trong ngành xây dựng có tỷ lệ Design and Building trên doanh thu rất cao. Từ đó, công ty này có thể dễ dàng đàm phán hơn với chủ đầu tư (giảm các khoản phải thu) và chiếm dụng vốn của các nhà thầu con khác (tăng nợ phải trả).

Tốc độ tăng trưởng: Nếu một công ty đang phát triển nhanh chóng, điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn về vốn lưu động từ tháng này sang tháng khác, vì doanh nghiệp phải đầu tư vào ngày càng nhiều tài khoản phải thu và hàng tồn kho. Đây là một sử dụng chính của tiền mặt. Vấn đề có thể được giảm với tốc độ tăng trưởng tương ứng.

Chiến lược phòng ngừa rủi ro: Nếu một công ty chủ động sử dụng các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro để tạo ra dòng tiền bù đắp thì ít có khả năng có những thay đổi bất ngờ về vốn lưu động, mặc dù sẽ có một chi phí giao dịch liên quan đến chính các giao dịch phòng ngừa rủi ro.

6. Lời kết

Nhu cầu vốn lưu động ròng liên quan đến các hoạt động sản xuất có tính tuần hoàn của doanh nghiệp như: quá trình cung ứng, quá trình sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất hoặc quá trình thu mua, dự trữ và bán hàng thuộc các doanh nghiệp thương mại cho nên với mỗi doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau thì cách thức tài trợ tài sản lưu động sẽ khác nhau. Vì vậy cần đánh giá được tình hình tài trợ tài sản lưu động của doanh nghiệp trong giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp