Thị trường "Gấu" và cách nhận biết

16-08-2020 - 13:16 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

1. Cách nhận biết nếu chúng ta đang ở thị trường ‘gấu’ hay thị trường ‘bò’

Trong thị trường chứng khoán của Mỹ, thị trường gấu thường được đo bằng một số chỉ số như DJ, S & P 500 hoặc NASDAQ Composite. Một thị trường “gấu” ( thị trường đi xuống)  xảy ra khi giá của một khoản đầu tư giảm ít nhất 20% so với mức cao của nó.

Ví dụ, khi Chỉ số Công Nghiệp Trung Bình Dow Jones (DJ) tiếp tục giảm vào ngày 11 tháng 3 so với mức trung bình vào ngày 12 tháng 2 năm 2020 là 29.551,52. Do đó, ta có thể nói, DJ tham gia vào một thị trường “gấu”, bởi vì nó thấp hơn 20% so với mức cao nhất trong 52 tuần gần đây của Dow Jones.

 

Trên thức tế,  thị trường gấu có thể xảy ra  với bất kỳ loại tài sản. Ví dụ trong trái phiếu, một thị trường gấu có thể xảy ra ở Kho bạc Hoa Kỳ, trái phiếu đô thị hoặc trái phiếu doanh nghiệp. Nó cũng xảy ra với tiền tệ, vàng và hàng hóa như dầu mỏ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tiêu dùng, nó không áp dụng cho giá sản phẩm vì khi giá tiêu dùng giảm xuống, hiện tượng đó được gọi là giảm phát.

2. Cách nhận biết thị trường "gấu"

Định nghĩa chính xác của một thị trường gấu phụ thuộc vào từng quan điểm của cá nhân, tuy nhiên, xét theo 1 cách tổng quát, nó thường đề cập đến sự sụt giảm nghiêm trọng và kéo dài về giá trị của tài sản.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) định nghĩa một thị trường gấu là chỉ số thị trường giảm mạnh từ 20% trở lên trong ít nhất hai tháng. Theo công ty đầu tư Invesco,  thời gian trung bình của thị trường gấu là 363 ngày và theo tính toán của Fidelity, một thị trường gấu xảy ra khoảng sáu năm một lần. Mỗi khi thị trường gấu xảy ra, nó thường đi kèm với  suy thoái hay thời kỳ nền kinh tế ngừng tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Để chuẩn bị trước vị thế của mình trong thị trường gấu, chúng ta nên dự đoán thời gian diễn ra giai đoạn này qua  việc nhận ra nền kinh tế đang ở đâu trong chu kỳ kinh doanh. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng, thì khó có thể diễn ra thị trường gấu. Mặt khác, nếu chu kỳ kinh doanh đang trải qua hiện tượng bong bóng trong nền kinh tế, hoặc nếu các nhà đầu tư có cái nhìn quá tích cực vào thị trường thì một nhà đầu tư khôn ngoan sẽ cảnh giác với những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn thị trường điều chỉnh và thị trường gấu.

3. Nguyên nhân xảy ra thị trường “gấu”

Một thị trường gấu được tạo ra dựa trên sự thua lỗ của nhà đầu tư, doanh nghiệp và niềm tin của người tiêu dùng. Niềm tin vào nền kinh tế và nhu cầu  tiêu dùng đi xuống cùng với giá giảm chính là nguyên nhân dẫn đến sự đi xuống của nền kinh tế. Sự lạc quan thiếu căn cứ của nhà đầu tư kèm vị thế đỉnh của chu kỳ kinh doanh khiến cho nền kinh tế co lại.

Ngoài ra, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng đến sự thiếu lạc quan trên, khi giá cổ phiếu giảm mạnh trong một hoặc hai ngày nó sẽ làm đẩy dẫn đến sự kết thúc của một thị trường tăng giá.

4. Nguồn gốc của tên gọi Thị trường “bò”

Cả từ "bò" và "gấu" đã được sử dụng để mô tả các điều kiện thị trường trong nhiều thế kỷ, vì vậy rất khó để xác định nguồn gốc chính xác của cụm từ. Mối liên hệ giữa gấu và điều kiện thị trường có thể được bắt nguồn từ vào đầu thế kỷ 18, khi những thợ săn bán da gấu trước khi bắt được gấu. Trên thị trường chứng khoán, những nhà đầu tư bán ‘khống’ đã làm điều tương tự khi bán cổ phiếu trước khi họ sở hữu chúng. Họ chỉ kiếm tiền trong một "thị trường gấu" bằng việc nếu giá cổ phiếu giảm, họ sẽ mua cổ phiếu để đóng vị thế và kiếm lợi nhuận.

Các nghệ sĩ đã giúp những cụm từ này trở nên phổ biến hơn trong thế kỷ 19. Thomas Nast đã xuất bản phim hoạt hình về sự “tàn sát” của “những con bò tót” trên Phố Wall trong Harper's Weekly. Năm 1879, William Holbrook Beard đã vẽ ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán bằng cách sử dụng hình ảnh bò và gấu.

5. Thị trường "bò" so với thị trường "gấu"

Ngược lại với thị trường gấu, thị trường “bò” là một thị trường tăng giá khi giá tài sản tăng theo thời gian. "Bò"  là những nhà đầu tư mua tài sản vì họ tin rằng thị trường sẽ tăng trong khi "Gấu"   là những nhà đầu tư bán vì họ tin rằng thị trường sẽ giảm theo thời gian. Trong thị trường chung, nếu số lượng nhà đầu tư với quan điểm “bò” nhiều hơn hay áp đảo nhà đầu tư có quan điểm “gấu”, thị trường sẽ nhận được niềm tin tích cực để tạo ra một thị trường bò mới. Nhìn chung, hai quan điểm đối lập này luôn tồn tại trong bất kỳ loại tài sản nào.

6. Cuộc đua thị trường gấu

Thị trường gấu sẽ diễn ra khi thị trường chứng khoán tăng giá trong nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần. Nhiều nhà đầu tư có thể dễ dàng bị đánh lừa để nghĩ rằng xu hướng thị trường chứng khoán đã đảo ngược, và một thị trường tăng giá mới đã bắt đầu.

Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường chứng khoán không bao giờ di chuyển đơn thuần theo một đường thẳng và các cuộc đua này sẽ tăng vọt trong một xu hướng giảm khác.Trong một vài trường hợp, mặc dù thị trường “gấu” chứng kiến sự tăng giá lên 20% hoặc trải qua những ngày hoặc tháng tăng giá khác, tuy nhiên, đó vẫn được coi như là một thị trường “ gấu” nói chung.

7. Thị trường Suy thoái

Thị trường gấu thông thường được coi là thị trường gấu chu kỳ trong khi một thị trường  suy thoái thường tồn tại lâu hơn và được thúc đẩy bởi các xu hướng dài hạn. Vì vậy, trong một chu kỳ thị trường suy thoái có thể xảy ra cả thị trường “bò” và thị trường “gấu.

Khi thị trường có dấu hiệu bắt đầu giảm hoặc tăng, các nhà đầu tư sẽ nghiêm cứu để quyết định dấu hiệu đó chỉ là mở đầu cho thị trường “gấu”- “bò” trong chu kỳ kinh doanh thông thường hay sẽ diễn ra một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, rất khó để có một câu trả lời cụ thể rõ ràng cho câu hỏi trên vì quá trình dự đoán xu hướng sẽ phụ thuộc vào quan điểm mỗi nhà đầu tư; vì vậy, chủ đề này luôn luôn trở thành một vấn đề tranh luận thường xuyên giữa các nhà đầu tư.

8. Phương pháp đầu tư

Nhà đầu tư có thể chuẩn bị kĩ càng cho vị thế của mình trong một thị trường chứng khoán bằng cách giảm rủi ro trong danh mục đầu tư của mình. Ví dụ, bạn có thể tăng lượng tiền mặt và giảm số lượng cổ phiếu tăng trưởng trong danh mục đầu tư hay chọn trái phiếu hoặc quỹ tương hỗ  hay những tài sản tài chính hoạt động tốt hơn trong thị trường gấu, chẳng hạn như quỹ đầu tư vào vàng hoặc quỹ đầu tư vào chăm sóc sức khỏe và mặt hàng tiêu dùng.

Trong một thị trường trái phiếu gấu, trái phiếu độc lập an toàn hơn so với quỹ đầu tư trái phiếu vì chúng thường có lãi suất và thanh toán cố định. Nếu nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu, họ sẽ nhận được khoản cam kết rủi ro là số tiền cam kết (trừ khi đơn vị phát hành vỡ nợ). Bên cạnh đó, trong quỹ trái phiếu,nhà đầu tư có thể chọn cầm giữ trái phiếucó quyền chọn  mua hoặc bán trái phiếu trước khi chúng đáo hạn, tuy nhiên, họ sẽ đối mặt với rủi ro bị thiệt hại về giá trị trái phiếu.

9. Những thị trường gấu tồi tệ nhất

Tính đến ngày 23 tháng 5 năm 2020, có 4 thị trường gấu tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Đại khủng hoảng thị trường gấu

Đại khủng hoảng thị trường gấu  là khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Chỉ số Dow giảm 90% sau chưa đầy bốn năm, đạt mức cao nhất là 381 vào ngày 3 tháng 9 năm 1929 và giảm xuống còn 41,22 vào ngày 8 tháng 7 năm 1932.

Đó là sự kiện chứng kiến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, sau khi bong bóng tài sản bị vỡ do hoạt động kí quỹ được tạo ra bởi sự đổi mới tài chính, cho phép mọi người vay tiền từ nhà môi giới của họ và nhận lại cổ phiếu có giá trị giảm 10% đến 20%. Vụ bê bối này làm rung chuyển thị trường chứng khoán Anh, làm cho các nhà đầu tư đã mất niềm tin vào thị trường Hoa Kỳ, gây ra sự sụp đổ của thị trường nói chung.

Thị trường gấu 2008

Cuộc khủng hoảng thứ hai này bắt đầu vào ngày 9 tháng 10 năm 2007, khi chỉ số Dow đóng cửa tại 14.164.53.2 những ở mức 6.547,05 vào ngày 9 tháng 3 năm 2009. Nguyên nhân dẫn cuộc khủng hoảng này bao gồm sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 2008, sự thất bại của Lehman Brothers và sự miễn cưỡng của Quốc hội khi khôi phục niềm tin người tiêu dùng bằng cách thông qua gói cứu trợ. Tuy nhiên, đến khi chính phủ đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế năm 2009, cuộc khủng hoảng này đã kết thúc. Tuy nhiên, Chỉ số Dow đã không lấy lại được mức cao năm 2007 cho đến ngày 5 tháng 3 năm 2013, khi nó đóng cửa tại 14.253,77.

Thị trường gấu năm 1973

Cuộc khủng hoảng thứ ba được coi là thị trường gấu năm 1973. Vào ngày 11 tháng 1 năm 1973, chỉ số Dow đóng cửa ở mức 1.051,70.2. Tuy nhiên, đến ngày 4/12/2017, chỉ số Dow đã giảm xuống 598,64. Một trong những yếu tố góp phần vào thị trường gấu này là quyết định của Tổng thống Richard Nixon về việc chấm dứt bản vị vàng, kéo theo thời kỳ lạm phát.

Thị trường gấu 2000

Thị trường gấu năm 2000 đã đặt dấu chấm hết cho những gì đã có tại thời điểm thị trường tăng giá lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Nó bắt đầu vào ngày 14 tháng 1 năm 2000, khi chỉ số Dow đóng cửa ở mức 11.722,98,2. Điểm chuẩn giảm 37,8% cho đến khi chạm đáy mức 7,286,27 vào ngày 9 tháng 10 năm 2002. Thị trường gấu này đã gây ra suy thoái kinh tế năm 2001 kèm theo vụ tấn công khủng bố ngày 9/11, làm cho các sàn giao dịch chứng khoán bị đóng cửa hàng loạt và gây chấn động thế giới

Thị trường gấu 1970

Thị trường gấu 1970 bắt đầu vào ngày 31/12/1968, khi chỉ số Dow đóng cửa ở mức 943,75.2, nó đã giảm hơn 30% trước khi chạm đáy vào 631,16 ngày 26/5/1970.