SJS – Giã từ dĩ vãng

10-10-2020 - 14:57 | GÓC CHUYÊN GIA | 5 Bình luận | 17 Thích | Tags:


Dương Hoàng Hưng

Freelancer

dhungxyz

(21)


Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS) là một doanh nghiệp đi đầu trong ngành BĐS Việt Nam của thế kỉ 21. Tham gia thị trường BĐS từ năm 2003, SJS đã vươn tới đỉnh cao trong giai đoạn 2005-2007. Năm 2007, giá cổ phiểu SJS tăng phi mã lên đến hơn 700 nghìn/cổ phiếu.

Tuy nhiên, sang giai đoạn những năm 2010, những tay chơi trẻ, đầy liều lĩnh và tốc biến trong lĩnh vực BĐS như Vingroup (Vinhome), Him Lam, Navaland… đã dần chiếm lĩnh thị trường, đánh bật những ông lớn chậm chạp và lỗi thời như SJS khỏi cuộc chơi. 

Phải chăng SJS đang dần dần chỉ còn là bóng mờ của quá khứ? 

Nhìn lại một chút báo cáo bán niên 2020 của SJS, Công ty có khoản phải thu khách hàng tận 271 tỷ, trong khi doanh thu bán niên chỉ 87 tỷ. Vòng quay thu tiền chưa đến 1 vòng cho 1 năm.

SJS đang bán hàng và thu tiền kiểu gì???

Hàng tồn kho của Công ty tăng khoảng 180 tỷ, từ 3.573 tỷ lên 3.734 tỷ. Tài sản dở dang dài hạn của Công ty cơ bản không thay đổi. Tuy nhiên, với việc Công ty vay rất nhiều nhưng gần như không ghi nhận chi phí lãi vay, khoản tăng thêm hàng tồn kho nhiều khả năng chỉ là khoản vốn hoá lãi vay.

Dường như công ty không xây dựng, hoàn thiện các dự án trong thời gian qua?

Ở khoản mục Người mua trả tiền trước dài hạn thì sao?

Công ty có 193 tỷ của dự án Mỹ Đình – Mễ Trì, tuy nhiên khoản này gần như không thay đổi trong vài năm qua. Chứng tỏ, dự án này dường như đang bị tạm dừng, chưa hẹn ngày trở lại.

Ở khoản mục Chi phí phải trả, Công ty có 144 tỷ phải trả lãi vay. Trong khi doanh thu bán niên của Công ty chỉ là 87 tỷ.

Công ty kinh doanh chỉ để nuôi ngân hàng??

Bán niên 2020, Công ty ghi nhận 87 tỷ doanh thu, tuy nhiên phần lớn lại đến từ ghi nhận doanh thu một lần toàn bộ số tiền cho thuê ki-ốt kinh doanh. Rõ ràng phương pháp này không phù hợp với thị trường (phân bổ theo kỳ thuê). Nếu loại trừ khoản này, Công ty sẽ từ lãi 20 tỷ thành lỗ 31 tỷ.

Rõ ràng, mặc dù nắm trong tay một số quỹ đất lớn như Mỹ Đình – Mễ Trì, Nam An Khánh, nhưng SJS không đủ dòng tiền và năng lực để triển khai các dự án này. SJS dường như chỉ còn là cái bóng của chính mình trong quá khứ.

Hay bao giờ SJS mới lấy lại được hào quang xưa và lấy lại như thế nào?