Những chỉ số về dòng tiền của doanh nghiệp CẦN PHẢI BIẾT

16-08-2020 - 21:41 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

Phân tích dòng tiền trên báo cáo tài chính là một trong những công việc cực kỳ quan trọng nhưng lại không được các nhà đầu tư chú trọng. Thậm chí họ thường bỏ qua công đoạn này mà chỉ chăm chăm vào lợi nhuận ròng và các tỷ số liên quan đến lợi nhuận ròng mà thôi.

Điều này thực sự nguy hiểm vì lợi nhuận ròng được hạch toán theo các nguyên tắc kế toán, số tiền thực có của doanh nghiệp làm ra chưa chắc đã đúng với con số lợi nhuận đó. Hơn nữa, lợi nhuận ròng cũng rất dễ bị thổi phồng khiến chúng ta thường lầm tưởng về sức mạnh của doanh nghiệp trong khi dòng tiền là thực, và nó khó có thể bóp méo. Doanh nghiệp có bao nhiêu tiền thì sẽ phải phản ánh bấy nhiêu tiền và ít bị chi phối bởi các nguyên tắc kế toán.

Do đó, nếu một nhà đầu tư đủ kiên trì để phân tích sâu một mã cổ phiếu thì chắc chắn phải phân tích dòng tiền của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư. Sau đây là các chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư có thể xem xét nhanh chóng và dễ dàng tính toán để biết doanh nghiệp đó hiện như thế nào.

1. Tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/doanh thu (CFO/Revenue)

Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ doanh thu. Tức là một đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu tiền thực.

Nhìn chung, tỉ lệ này càng cao càng tốt và sẽ là tốt nhất khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ tăng cùng với sự gia tăng của doanh thu. Ngược lại, nếu dòng tiền không tăng cùng với sự gia tăng của doanh thu thì sẽ có hai trường hợp: doanh nghiệp thay đổi chính sách bán hàng hoặc doanh nghiệp quản lý các khoản phải thu kém hiệu quả.

Do vậy, nhà đầu tư nên theo dõi diễn biến lịch sử của chỉ số này để phát hiện ra những sai khác đáng kể so với dòng tiền trung bình của công trên doanh thu cũng như so sánh chỉ số này của công ty với các công ty trong ngành. Ngoài ra, cần theo dõi xem khi doanh thu tăng thì dòng tiền tăng như thế nào; và điều quan trọng là chúng thay đổi với tốc độ ngang nhau theo thời gian hay không.

Chỉ số thay thế:

Dòng tiền tự do/Doanh thu (Free Cash Flow/Revenue ~ FCF/Revenue).

Trong đó Dòng tiền tự do (FCF) = CFO – Chi phí tài sản cố định (Captial Expenditures).

Tóm lại, nhà đầu tư có thể đánh giá các chỉ số về dòng tiền dựa trên CFO hay FCF đều được.

2. Tỷ lệ dòng tiền tự do/Tổng tài sản (FCF/Total Assets)

Ý nghĩa: Công thức này cũng giống như ROA nhưng khác ở chỗ thay thế Lợi nhuận bằng dòng tiền tự do để tăng tính trung thực hơn trong việc đánh giá sức mạnh tài chính doanh nghiệp.

Tương tự như tỷ lệ CFO/Revenue, nhà đầu tư có thể sử dụng hiệu quả tỷ lệ FCF/Total Assets bằng cách đánh giá xu hướng biến động trong 3 – 5 năm gần nhất và so sánh với các doanh nghiệp trong ngành.

3. Tỷ lệ dòng tiền tự do/tổng nợ phải trả ngắn hạn (FCF/Current Liabilities)

Ý nghĩa: Có thể nói đây là tỷ sổ về khả năng trả nợ.  Giúp nhà đầu tư đánh giá về khả năng quản lý các khoản nợ của doanh nghiệp.

Nhìn chung, tỷ lệ này càng cao thì năng lực trả nợ của doanh nghiệp càng tốt. Ví dụ tỷ lệ FCF/Current Liabilities là 8.6 cho thấy dòng tiền trong kỳ hiện tại của doanh nghiệp có thể trả cho 8.6 lần các khoản phải trả ngắn hạn. Nếu tỷ lệ này giảm xuống dưới 1 (nhỏ hơn 1), thì dòng tiền của doanh nghiệp không đủ để thực hiện các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, khi đó, doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc vào các khoản vay nợ mới để bù đắp vào dòng tiền.

Cũng có thể sự dụng chỉ số (CFO – tiền thanh toán cổ tức)/Current Liabilities là chỉ số đánh giá chính xác hơn về dòng tiền của doanh nghiệp do đã loại trừ khoản tiền chi trả cho cổ tức. Phần dòng tiền còn lại chính là dòng tiền mà doanh nghiệp nắm giữ và đánh giá nó với tổng nợ phải trả của doanh nghiệp sẽ nâng cao hơn độ chính xác về khả năng thực trả nợ của doanh nghiệp.

Một số chỉ số khác có ý nghĩa tương tự như: 

  • FCF/Tổng nợ vay ngắn hạn
  • FCF/Tổng nợ vay dài hạn
  • (CFO + Chi phí lãi vay + Thuế phải nộp)/Chi phí lãi vay.

4. Cash Generating Power Ratio

Tỷ lệ sức mạnh tạo ra tiền mặt được tính toán chia tiền mặt được tạo ra từ hoạt động của công ty (CFO) cho tổng tiền mặt do công ty tạo ra từ cả ba hoạt động, đó là hoạt động, đầu tư và tài trợ. Nó đo lường tỷ lệ của một dòng tiền tích cực của một công ty xuất phát từ việc điều hành doanh nghiệp so với tiền từ các hoạt động đầu tư hoặc tài chính.

Công thức tính của nó như sau:

CFO / (CFO + Cash from Investing Inflows + Cash from Financing Inflows)

Trong đó:

  • Cash from Investing Inflows: Dòng tiền VÀO từ hoạt động đầu tư
  • Cash from Financing Inflows: Dòng tiền VÀO từ hoạt động tài chính

Nó là một tỷ lệ tuyệt vời khi đo lường khả năng của công ty để tạo ra tiền từ hoạt động của mình so với tổng dòng tiền.Bởi không phải nó chỉ sử dụng dòng tiền từ đầu tư và tài trợ, mà còn là tất cả các hoạt động đầu tư và tài trợ.

Trong quá trình phân tích một doanh nghiệp nên đánh giá Tỷ lệ tạo ra tiền mặt của trên cơ sở hàng năm, ngoài việc so sánh các giá trị này từ năm này sang năm khác. Việc giảm tỷ lệ này theo thời gian nên được coi là một mối quan tâm. Nếu 1 doanh nghiệp có tỷ lệ này được duy trì > 0 và ổn định trên 15% trong nhiều năm liền thì đấy phải là một doanh nghiệp tuyệt vời.