Lượng trái phiếu Chính phủ phát hành ròng tăng gấp 3 lần trong 2020

25/02/2021 - 10:51 | Diễn đàn | 0 Bình luận | 0 Thích | Tags:


MrGood

Ngày tham gia: 02/11/2020

(2)


Lượng trái phiếu Chính phủ phát hành ròng tăng gấp ba lần trong năm 2020

Hoạt động giao dịch sôi nổi trên thị trường sơ cấp và thứ cấp trong tháng 12

  • Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát hành thành công 44 nghìn tỷ đồng trong tháng 12, cao hơn gấp đôi khối lượng phát hành trong tháng 11, nâng lượng trái phiếu Chính phủ (TPCP) phát hành tính riêng trong quý 4 lên 95.3 nghìn tỷ đồng.
  • Trong năm 2020, KBNN đã phát hành tổng cộng 324 nghìn tỷ đồng TPCP, cao hơn 43% so với khối lượng phát hành trong năm 2019 và cao hơn 25% mục tiêu phát hành ban đầu của KBNN là 260 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi ước tính khoảng 96,4 nghìn tỷ đồng TPCP đáo hạn trong năm 2020, tương ứng khối lượng phát hành ròng đạt 227,5 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần khối lượng phát hành ròng trong năm 2019 là 72,2 nghìn tỷ đồng.
  • Trong tháng 12, tổng giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp tăng mạnh 35% đạt 322,7 nghìn tỷ đồng, trong đó giao dịch outright chiếm 66,2%. Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày (ADTV) trong tháng 12 cũng tăng gần 20% so với tháng trước, đạt mức cao kỷ lục là 9,3 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2020, ADTV của giao dịch outright cũng tăng mạnh 45% YoY đạt 6,6 nghìn tỷ đồng.
  • Lợi suất giảm mạnh trong năm 2020, nhưng tăng nhẹ trong tuần cuối cùng của tháng 12. Tính đến cuối tháng 12, lợi suất kỳ hạn 1 năm, 5 năm, 10 năm lần lượt ở mức 0,32% (+2 điểm cơ bản MoM & -118 điểm cơ bản YoY), 1,26% (+4 điểm cơ bản MoM & -77 điểm cơ bản YoY), 2,58% (+7 điểm cơ bản MoM & -84 điểm cơ bản YoY).
  • Chúng tôi kỳ vọng lợi suất TPCP phục hồi nhẹ trong năm 2021 sau khi chạm mức thấp kỷ lục trong năm 2020, do một số yếu tố bao gồm (1) lượng lớn TPCP đáo hạn trong năm 2021 (160 nghìn tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay), (2) Bộ Tài chính dự báo bội chi NSNN sẽ tăng lên 343,7 nghìn tỷ đồng trong năm 2021 so với mức 265 nghìn tỷ đồng trong năm 2020, (3) nền kinh tế phục hồi mạnh trong năm 2021, và (4) lợi suất TPCP toàn cầu cầu dự kiến phục hồi nhẹ.

Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục ở mức thấp

  • Tháng 12, NHNN tiếp tục mua thêm ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Như vậy, một thanh khoản VND tương ứng cũng đã được bơm vào hệ thống ngân hàng.
  • Thanh khoản VND cao trong hệ thống ngân hàng tiếp tục giữ lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp. Tính đến cuối tháng 12, lãi suất liên ngân hàng trung bình của các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần ở mức khoảng 0,09%, 0,11% và 0,16%.

Tỷ giá giảm nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào

  • Tỷ giá USD/VND đóng cửa ở mức 23.098 trên thị trường liên ngân hàng vào ngày cuối năm (giảm 0,3% so với cuối năm 2019). Một số yếu tố hỗ trợ tỷ giá bao gồm, thặng dư thương mại cao kỷ lục đạt 19,1 tỷ USD, lượng vốn FDI giải ngân dồi dào đạt 20 tỷ USD và lượng kiều hối ước đạt 15,4 tỷ USD, NHNN giảm mức giá chào mua USD/VND tại sở giao dịch NHNN và đồng USD giảm giá trên thị trường thế giới.
  • Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng nguồn cung USD ổn định tại Việt Nam – cụ thể từ thặng dư thương mại, vốn FDI giải ngân và kiều hối – sẽ tiếp tục hỗ trợ tỷ giá (kỳ vọng tỷ giá giảm nhẹ khoảng 0,5% trong năm 2021

[​IMG]




CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN