LAS: Series các doanh nghiệp sản xuất phân bón (P1)

03/03/2021 - 00:35 | Diễn đàn | 10 Bình luận | 3 Thích | Tags:


phuongtruong191

Ngày tham gia: 21/01/2021

(27)


LAS  – Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX)

Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (tiền thân là nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao) chính thức đi vào sản xuất ngày 24/06/1962. Ngày 1/3/2012, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất và kinh doanh phân bón, hóa chất. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có đại lý kinh doanh phân phối sản phẩm của công ty.

Sản phẩm:

1. Phân hỗn hợp NPK: Phân đạm (N) là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi. Phân lân (P) có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa. Phân kali (K) có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc.

2. Supe lân Lâm Thao: Lân là nguyên tố có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi. Supe lân Lâm Thao có thể dùng được cho mọi loại đất và cây trồng và rất được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam.

3. Axit Sunfuric: Axit Sunfuric do Công ty sản xuất chủ yếu dùng nội bộ để sản xuất phân supe lân. Ngoài ra công ty còn sản xuất Axit Sunfuric tinh khiết (P) và tinh khiết phân tích (Pa), axit ắc quy phục vụ các ngành kinh tế quốc dân.

Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, Công ty còn sản xuất các sản phẩm hóa chất khác theo khả

năng của Công ty và nhu cầu của thị trường.

Nguyên liệu: Quặng Apatit (50%), Lưu huỳnh (40%), 1 số nguyên liệu khác

I. Điểm mạnh

1. Tự chủ một phần nguyên liệu:

- Nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, chiếm tỷ trọng khoảng 80% trong giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất của Lâm Thao bao gồm: Apatit, đạm Amoni Sunfat, Kali Clorua, urê, dầu FO, than, lưu huỳnh….

  • Lưu huỳnh là nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất axit sunfuric, giá nguyên liệu này thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành axit sunfuric (Giá lưu huỳnh năm 2020 ở vùng thấp so với các năm gần đây)

- LAS là doanh nghiệp duy nhất sản xuất được cả 2 loại lân: Supe lân và lân nung chảy, điều này giúp LAS có thể điều chỉnh được các thành phần lân làm tăng chất lượng của phân NPK. Ngoài ra, LAS có dây chuyền sản xuất Axit sulfuric (H2SO4) từ lưu huỳnh, tự chủ được nguồn Axit sulfuric cho sản xuất phân lân. Năng lực sản xuất phân lân của LAS lớn nhất cả nước với 750 nghìn tấn phân Supe lân và 300 nghìn tấn phân lân nung chảy. LAS sở hữu 5 nhà máy sản xuất NPK với tổng công suất thiết kế lên đến 850 nghìn tấn, đứng thứ 2 chỉ sau BFC.

2. Nông nghiệp phục hồi do ảnh hưởng của thời tiết:

- Biểu đồ về tiêu thụ phân bón xen lẫn với các điều kiện thời tiết trong giai đoạn từ 2006-2020. Khi thời tiết ở mức độ trung tính tích cực, nhu cầu sản xuất nông nghiệp và mức độ tiêu thụ phân bón sẽ tăng trở lại

- Theo dự báo, hiện tượng La Nina năm nay có thể kéo dài đến tháng 3/2021, kỳ vọng làm giảm tác động của hạn hán tại miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập mặn tại miền Nam. Từ tháng 4-5/2021, trạng thái trung tính được dự báo duy trì trở lại, kỳ vọng mang lại thời tiết thuận lợi cho hầu hết các khu vực canh tác nông nghiệp trên cả nước, thúc đẩy nhu cầu chăm bón cho cây trồng, cải thiện tiêu thụ phân bón niên vụ 2020/21.

- Trong khi World Bank dự báo giá gạo thế giới năm 2021 dự kiến duy trì mức trung bình 498 USD/tấn, cao hơn 21,8% so với trung bình 5 năm từ năm 2016 - 2020. Đây cũng là loại cây trồng có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu phân bón Việt Nam. Cùng với tình hình thời tiết thuận lợi hơn sẽ tạo điều kiện tốt để người nông dân gia tăng diện tích canh tác, tăng cường chăm bón cho cây trồng, từ đó thúc đẩy nhu cầu sử dụng phân bón.

II. Điểm yếu:

Kết quả kinh doanh của LAS có xu hướng sụt giảm mạnh từ năm 2014 – 2020. Sản phẩm của LAS chủ yếu là phân phức hợp NPK và phân lân. Trong khi thị trường nội địa đang bão hòa, các đối thủ lớn gia nhập phân khúc NPK, cùng với đó, sản phẩm của LAS không có lợi thế cạnh tranh về chất lượng, khiến tình hình kinh doanh của LAS ngày càng gặp khó khăn. Lợi nhuận gộp giảm đi kèm với việc tỷ trọng các loại chi phí bán hàng, QLDN và tài chính tăng dần qua các năm khiến lợi nhuận sau thuế của LAS bị hao mòn hết. Tính đến 9T.2020, LAS lần đầu tiên ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm (-4,7 tỷ đồng) trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên đến Quý 4 năm 2020, LAS đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 11 tỷ đồng.

Đi kèm với kết quả kinh doanh sụt giảm là việc chất lượng doanh thu và lợi nhuận chưa thực sự tốt. Các khoản phải thu chủ yếu là phải thu của khách hàng tăng mạnh qua các năm, khiến tỷ trọng các khoản phải thu trên doanh thu đạt mức kỷ lục là 55,6% trong năm 2019. Đến 9T.2020, tỷ trọng này đã giảm xuống đáng kể, tuy nhiên cần xem xét các khoản phải thu phát sinh trong quý cuối năm để đánh giá thêm chất lượng doanh thu năm 2020. Về cơ cấu nguồn vốn, phần lớn nguồn vốn được tài trợ từ nợ vay, trong đó hơn 90% là nợ vay ngắn hạn, chủ yếu để tài trợ cho vốn lưu động trong năm.

Từ năm 2014 tới nay, LAS trong chu kỳ suy thoái kinh doanh. Trong đó, năm 2019, Công ty chỉ đạt lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng, so với mức 400 tỷ đồng năm 2014 và mức bình quân 150 tỷ đồng/năm giai đoạn 2016 - 2018.

Theo Công ty Chứng khoán Funan, có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này: thị trường phân bón dư cung nên cạnh tranh giá khốc liệt; giá nguyên liệu (than và phân bón đơn đầu vào) tăng làm biên lợi nhuận giảm; thời tiết thất thường khiến nhu cầu của người dân với phân bón giảm; chính sách thuế giá trị gia tăng thay đổi (phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế nên doanh nghiệp sản xuất không được khấu trừ thuế đầu vào) làm cho doanh nghiệp bị đội chi phí lên cao và mất đi lợi nhuận hàng năm xấp xỉ 150 - 200 tỷ đồng/năm, tương đương khoảng 50% tổng lợi nhuận của LAS giai đoạn trước.

Bên cạnh đó, LAS vay nợ nhiều dẫn tới chi phí lãi vay lớn (90 - 100 tỷ đồng/năm), trong khi các khoản phải thu ngày càng nhiều (hệ quả của hệ thống phân phối nhiều cấp). Tuy nhiên, tình trạng này trong năm 2020 được cải thiện mạnh.

Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản LAS gần 1.748 tỷ đồng, giảm 38% so với đầu năm, trong đó tiền tăng gần 10 tỷ đồng, tương ứng tăng 17,24%, lên hơn 68 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn giảm tới hơn một nửa xuống 806 tỷ đồng; hàng tồn kho giảm 26,68% xuống còn hơn 544 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn của Công ty giảm mạnh tới gần 70% xuống còn 502 tỷ đồng, chiếm 28,72% tổng tài sản. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn hơn 10 tỷ đồng.

- Sản phẩm phân bón NPK của LAS cũng là sản phẩm đóng góp vào cơ cấu lợi nhuận của LAS gặp khó khan khi thị trường phân NPK dần dần chuyển sang phân khúc chất lượng cao. Cộng them việc gồng gánh các chi phí trong nhiều năm khiến lợi nhuận sau thuế của LAS suy giảm đáng kể.

III.  Hưởng lợi từ điều chỉnh chính sách thuế GTGT nếu được thông qua:Áp thuế GTGT 5% với phân bón: Doanh nghiệp và người dân đều được hưởng lợi | Thời Báo Tài Chính (thoibaotaichinhvietnam.vn)

- Ngày 28/10/2020, Chính phủ đã có Nghị quyết số 159/NQ-CP đồng ý với đề xuất của  Bộ Tài chính và giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký văn bản trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội khóa XIV xem xét, ban hành chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới đối với mặt hàng phân bón trong kỳ họp thứ 10 

- Liên quan đến thuế GTGT, nhớ lại, trước năm 2015, Luật thuế GTGT số 13/2008 quy định phân bón chịu thuế 5%. Tuy nhiên, muốn hỗ trợ nông dân và giảm giá bán phân bón, Chính phủ đã điều chỉnh phân bón thành mặt hàng không chịu thuế GTGT, áp dụng cho cả phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu.

- Hệ quả là, các công ty sản xuất phân bón không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đầu vào dùng cho sản xuất phân bón mà buộc phải đưa toàn bộ các chi phí này vào chi phí sản xuất, đẩy giá bán phân thành phẩm. Nhiều nông dân đã phải chuyển qua dùng phân bón nhập khẩu giá thấp hơn nhằm giảm gánh nặng chi phí. Điều này vô hình trung làm giảm tính cạnh tranh của phân bón nội địa

- Khi luật thuế GTGT được áp dụng, LAS có thể làm giảm 3-4% giá vốn hàng bán ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên nhìn chung, thời gian vừa qua khi BFC đi vào hoạt động và cung cấp ra thị trường sản phẩm NPK chất lượng tốt hơn, LAS đã dần mất đi thị phần của mình

IV. Phân tích kỹ thuật 

  • Đóng phiên ngày 2/3/2021, LAS đạt mức giá 9.000 đồng/cp, chính thức vượt đỉnh của 6 tháng, kỳ vọng có thể break trong ngắn hạn đến mốc 13.300/cp

IV. Tổng kết:

  • Thời gian vừa qua, LAS đã phải gánh trên mình các chi phí bào mòn lợi nhuận, cộng với việc nông nghiệp mất mùa, cầu của mặt hàng phân bón giảm dẫn đến việc LAS cũng sụt giảm doanh thu. Cộng với việc không quản lý được các khoản phải thu suốt các năm. Nhưng đến hết báo cáo năm nay, doanh nghiệp đã và đang tiến hành thanh toán, cắt giảm các khoản nợ vay nhằm đảm bảo lợi nhuận trong thời gian tới.
  • Kỳ vọng vào đại hội cổ đông thường niên sẽ diễn ra vào giữa tháng 4 tới, để lắng nghe đội ngũ ban lãnh đạo về đường hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời điểm mà ngành nghề phân bón đang càng ngày càng bão hòa

Các bài viết về các mã khác trong nhóm doanh nghiệp phân bón sẽ được đăng tải vào các ngày tiếp theo.

Tham gia trao đổi, chia sẻ cơ hội đầu tư tại room https://zalo.me/g/flxccz853 

Tư vấn mở tài khoản đầu tư - Phương (VDSC - 0962335630)




CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN