KSB - Doanh nghiệp khai thác đá xây dựng hàng đầu

13/05/2021 - 15:43 | Diễn đàn | 2 Bình luận | 2 Thích | Tags:


nguyenanh2609

Ngày tham gia: 19/02/2021

(13)


CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (HoSE: KSB)

Nhóm ngành: Khai thác khoáng sản phi kim

1. Thông tin doanh nghiệp

Là doanh nghiệp khai thác đá xây dựng hàng đầu về quy mô, KSB có tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước - Công ty Khai thác Xuất khẩu Khoáng sản Sông Bé được thành lập vào năm 1993. 

Lĩnh vực hoạt động:

  • Khai thác, chế biến khoáng sản
  • Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
  • Kinh doanh bất động sản
  • Sản xuất nước uống đóng chai

2. Kế hoạch kinh doanh 2021

Năm 2021, KSB lên kế hoạch doanh thu và lãi sau thuế giảm gần 15% so với năm trước về còn 1,200 tỷ đồng và 280 tỷ đồng. Theo chia sẻ của ông Phan Tấn Đạt – Chủ tịch HĐQT, quý 1/2021, KSB đạt doanh thu 259 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 65 tỷ đồng, cao hơn 2% so với 2020.

Định hướng trong 5 năm tới của KSB, công ty tập trung vào khai thác chế biến đá, sét, cao lanh và mở rộng khu công nghiệp. Công sẽ xin phép mở rộng mỏ đá và tìm kiếm công ty cùng ngành để mua lại. Đồng thời, đầu tư vào khu công nghiệp và mở rộng khu công nghiệp. Hiện tại, Công ty vẫn đang triển khai các nội dung nêu trên nhưng việc này rất mất thời gian vì vấn đề thủ tục.

3. Triển vọng doanh nghiệp

Danh sách mỏ đá của các công ty đá xây dựng niêm yết

#1 Trữ lượng đá khai thác lớn, BLN cao

Đặc thù của ngành, chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành đá xây dựng. Tùy thuộc vào khoảng cách và loại hình vận chuyển, giá đá được giao tại công trình có thể cao gấp đôi so với giá giao tại mỏ. Do đó, KSB được đánh giá là doanh nghiệp có quy mô và tiềm năng tăng trưởng tốt nhất ngành đá xây dựng khi sở hữu nhiều mỏ đá ở vị trí tốt, gần tâm điểm của hai đại dự án đầu tư công của cả nước là sân bay Long Thành và Cao Tốc Bắc – Nam, công suất khai thác lớn và thời hạn khai thác dài, trữ lượng khai thác và chất lượng đá tốt, do đó biên lợi nhuận khai thác đá cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành (trên 35%). 

Tuy nhiên, năm 2020 KSB không còn được khai thác Mỏ Tân Đông Hiệp, chỉ còn một phần lượng hoàn nguyên từ dự án này (1,5 triệu m3 đá tồn kho), vì vậy, việc mở rộng công suất khai thác là điều cần thiết.

Về kế hoạch cụ thể, trong năm 2021, KSB sẽ đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành cấp phép Mỏ Tam Lập giai đoạn 1. Đối với Mỏ Tân Mỹ trong quý 2/2021 sẽ hoàn thiện để tải xuống sâu cote âm 150m và đưa vào quy hoạch thăm dò khai thác.

Công ty đã phối hợp với trường Đại Học Mỏ Địa chất lập thiết kế cơ sở, làm để tài khoa học đánh giá ảnh hưởng trong và sau khi khai thác xuống sâu cote âm 100 đối với mô Phước Vĩnh trong quý 3/2021.

Mỏ Thiện Tân 7 đang trong giai đoạn tiếp tục đền bù để mở rộng hiện trường khai thác.

Công ty cũng lên kế hoạch hoàn thành cấp phép giấy phép khai thác sét Bổ Lá 33.4ha và đang xin chủ trương đầu tư mỏ mới tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai.

 

#2 Không ngừng mở rộng trữ lượng khai thác

KSB đang ủy thác đầu tư vào công ty vật liệu xây dựng Biên Hòa tại Đồng Nai (VLB) với tỷ lệ nắm giữ gián tiếp 41% (trị giá 1.312 tỷ đồng), Nhà nước nắm 49%, thời gian tới sẽ mua lại để mở rộng quy mô. Công ty này có quy mô trữ lượng còn lại khoảng 250 triệu tấn đá xây dựng chủ yếu tại mỏ đá Tân Cang và Thạch Phú – Đồng Nai, gấp nhiều lần KSB và mức định giá rất lớn. Trong năm nay, KSB dự kiến hoàn tất sở hữu chi phối ở công ty này và hợp nhất vào kết quả kinh doanh. 

Tới thời điểm hiện tại, cổ đông Nhà nước của VLP chưa thoái hết vốn, đang lên kế hoạch thoái vốn trong năm nay nhưng còn vướng mắc thủ tục. Phần còn lại do cán bộ công nhân viên của VLB nắm giữ khó mua trên sàn. Do đó Công ty phải đợi cổ đông Nhà nước thoái vốn, khi cổ đông Nhà nước thoái vốn thì KSB sẽ tham gia mua để tăng tỷ lệ sở hữu lên trên 50%.

Nếu việc thâu tóm này thành công, KSB sẽ là doanh nghiệp đá có trữ lượng khổng lồ, đủ để tạo được lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

 

#3 Mở rộng diện tích KCN Đất Cuốc 

Về công tác đầu tư KCN Đất Cuốc giai đoạn 2, Công ty đã hoàn thành thủ tục hồ sơ quy hoạch mở rộng KCN Đất Cuốc lên 553 ha. Đẩy nhanh công tác đền bù, xây dựng hạ tầng nhằm phấn đấu có đất thương phẩm trong năm 2021.

Trong năm, Công ty dự tính đầu tư 1,204.8 tỷ đồng để đầu tư mở rộng và phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư hạ tầng khu công nghiệp. Trong đó chi phí đền bù mở rộng chiếm 918.1 tỷ đồng. Giá đền bù đất để mở rộng khu công nghiệp cũng sẽ tăng theo giá đất. Công ty đang tìm giải pháp nội bộ để tiết giảm chi phí đền bù ở mức thấp nhất có thể. Trong chiến lược, Công ty sẽ tìm quỹ đất có chi phí đền bù hợp lý thì mới đầu tư.

 

Tóm lại: Vì không đi sâu nghiên cứu về nhóm này, nên phái trên đây chỉ là những nhận định, đánh giá của tôi về doanh nghiệp đầu ngành đá xây dựng này. Có thể, một vài quan điểm vẫn còn non nớt, rất mong nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của mọi người.




CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN