Chứng quyền (Covered Warrant) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới giá chứng quyền đảm bảo?

19-08-2020 - 08:10 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

1. Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Trên phương diện nhà đầu tư, chứng quyền (Covered Warrant) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành. Nó cho phép nhà đầu tư quyền mua (chứng quyền mua) hoặc bán ( chứng quyền bán) cổ phần của công ty phát hành cổ phiếu đó với một mức giá xác định trong một khoảng thời gian xác định hoặc nhận được khoản tiền chênh lệch giữa gía thực hiện và gía chứng khoán cơ sở tại thời điểm đó.

Trên phương diện doanh nghiệp phát hành, chứng quyền thường được đi kèm với trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi cho phép doanh nghiệp phát hành chỉ phải trả lãi hoặc cổ tức thấp hơn mức thông thường.

2. Các loại chứng quyền có đảm bảo

Có hai loại chứng quyền có đảm bảo:

  • Chứng quyền mua: cho phép người năm giữ chứng quyền quyền mua một lượng chứng khoán cơ sở với một mức gía xác định và cho phép họ nhận khoản tiền chênh lệch khi giá chứng khoán cơ sở cao hơn giá chứng quyền tại thời điểm mua.
  • Chứng quyền bán: cho phép người nắm giữ quyền bán một lượng chứng khoán cơ sở theo mức gía xác định và cho phép họ nhận khoản tiền chênh lệch khi giá chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm bán.  

3. Các thông tin cơ bản về chứng quyền

4. Giá của Chứng quyền 

Giá của Chứng quyền bao gồm những thành tố sau:

  • Giá thực hiện: Hay giá thực hiện quyền - là mức gía NĐT sở hữu chứng quyền có quyền mua/bán CKCS với tôt chức phát hành khi CW đáo hạn và là giá cơ sở đến NĐT xác định trạng thái lãi lỗ khi đầu tư. Mức giá được giữu cố định trong suốt thời hạn của chứng quyền và được công phố bởi tổ chức phát hành khi nó được chào bán. Giá này chỉ được điều chỉnh trong một số trường hợp CKCS bị ảnh hưởng nhiều bởi sự kiện đặc biệt của DN.
  • Giá thanh toán:  Là mức giá được Sở Giao dịch Chứng khoán xác định và công bố trước ngày đáo hạn của chứng quyền đảm bảo. Do đó, sự chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện cho biết mức lãi/lỗ của nhà đầu tư vào thời điểm đáo hạn của chứng quyền. Nó cũng là cơ sở để tổ chức phát hành thực hiện thanh toán khoản tiền chênh lệch khi họ thực hiện quyền.
  • Giá chứng quyền: Là chi phí NĐT bỏ ra để sở hữu chứng quyền. Tại thời điểm phát hành, CW là mức gián chào bán của Tổ chức phát hành, nhưng khi chứng quyền được niêm yết và giao dịch thì gía của nó chính là giá giao dịch trên thị trường.

Giá chứng quyền khi chưa đáo hạn sẽ bao gồm : Giá trị nội tại và giá trị thời gian.

Trong đó, giá trị nội tại của chính quyền là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở và giá trị thực hiện chính quyền. Do đó, khi chứng quyền còn được lưu hành, nó luôn tồn tại một trong ba trạng thái:

Trong đó, một chứng quyến ở trạng thái lỗ (OTM) sẽ không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị thời gian vì nó không được thực hiện. Giá trị thời gian của chứng quyền sẽ giảm dần theo thời gian và bằng 0 tại ngày đáo hạn của chứng quyền.

5. Cách đọc mã Chứng quyền

Mã chứng quyền sẽ được quy chuẩn gồm 8 ký tự. Ví dụ với CFPT1901:

  • C: là ký hiệu chứng quyền mua
  • FPT: là ký hiệu mã chứng khoán cơ sở
  • 19: là năm phát hành (năm 2019 ký hiệu là 19) và 01 là số thứ tự CW được Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) cấp.

Thời gian giao dịch và các phiên đóng cửa, mở cửa sẽ tương tự như thời gian giao dịch cổ phiếu trên HOSE, với khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 CW.

Thời gian thanh toán: T+2

Giá tham chiếu: Giá đóng cửa phiên giao dịch hôm trước sẽ là giá tham chiếu cho phiên giao dịch hôm sau.

Ngày 13/06/2019, nhà đầu tư A mua 1,000 Chứng quyền trên cổ phiếu FPT (Giá hiện tại của FPT là 45,000 đồng) với các thông số sau:

  • Tỷ lệ chuyển đổi: 2:1
  • Thời hạn CW:      3 tháng
  • Ngày đáo hạn:     11/09/2019
  • Giá thực hiện:      45,000 đồng
  • Giá CW:              1,900 đồng/CW

Vậy số tiền nhà đầu tư A phải trả để mua 1,000 CW FPT là: 1000 * 1.900 = 1.900.000 đồng.

Sau 02 tháng:

Giả sử giá một chứng quyền mua trên thị trường là 2.500 đồng. Quý khách có thể chốt lời bằng việc bán lại CW ngay thời điểm này trên sở Giao dịch chứng khoán.

Mức lời của Quý khách = 1000 x (2500-1900)= 600.000 đồng

Vào ngày đáo hạn:

Giả sử Quý khách nắm giữ đến ngày đáo hạn và giá thanh toán đối với cổ phiếu FPT là 60.000 đồng.

Tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho Quý khách số tiền là: 1000/2(60.000-45000)=7.500.000 đồng

Mức sinh lời của Quý khách là:

7.500.000 đồng- 1.900.000 đồng (tổng số tiền bỏ ra để sở hữu CW) = 5.600.000 đồng

6. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá Chứng quyền đảm bảo 

Có những yếu tố ảnh hưởng tới giá Chứng quyền cần phải lưu ý như sau:

  • Giá trị thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện: Đây là hai yếu tố để xác định giá trị nội tại của chứng quyền vì mức độ chênh lệch giá của 2 giá này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gía chứng quyền đảm bảo. Trong trường hợp giá chứng khoán cơ sở tăng trong khi giá thực hiện giữ nguyên thì giá của chứng quyền có đảm bảo mua sẽ tăng trong khi chứng quyền có đảm bảo bán sẽ bị giảm giá. Khi giá thực hiện quyền tăng, chứng quyền đảm bảo mua sẽ giảm giá trong khi chứng quyền có đảm bảo bán sẽ tăng giá.
  • Thời gian đáo hạn: là yếu tố thể hiện giá trị thời gian của chứng quyền đảm bảo vì khi thời gian đáo hạn càng dài thì giá trị của CW sẽ càng tăng  
  • Biến động giá chứng khoán cơ sở: Vì giá trị thị trường của hứng khoán cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến mức chệnh lệnh giá cho người năm giữ, vì vậy, biến động giá ( mức độ dao động giá) cũng có ảnh hưởng đến CW. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng lớn thì càng có nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giá CKCS và giá thực hiện quyền dẫn đến khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận cho NTT. Vì vậy, giá của CW trong trường hợp này cũng sẽ tăng lên.  
  • Lãi suất: Vì nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, họ sẽ trì hoạc việc thanh toán gía thực hiện cho đến ngày đáo hạn làm cho NĐT tiết kiệm được một khoản tiền so với trực tiếp mua CKCS được coi như thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản lợi nhuận của NĐT cũng sẽ tăng lên, vì vậy, họ sẽ phải trả nhiều tiển hơn cho chứng quyền đảm bảo mua nhưng cũng trả ít tiền hơn cho một chứng quyền bán. 

7. Những lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào Chứng quyền

7.1. Lợi ích

  • Tính đòn bảy cao: Vì gía của chứng quyền thường nhỏ hơn nhiều lần so với gái của chứng khoán cơ sở trong khi giá trị nội tại của chứng quyền sẽ thay đổi tương ứng với mức độ biến động giá của CKCS. Do đó, tỷ lệ thay đổi gái của CW sẽ lớn hơn mức độ thay đổi của CKCS vì vậy nó có thể gai tăng tỷ suất sinh lợi cho NĐT khi CKCS biến động đúng với dự báo. 
  • Có thể xác định khoảng lỗ tối đa: Đầu tư vào CW là một phương án thay thế khi NĐT không thể có nhận định chính xác về sự biến động giá của CKCS. Mua chứng quyền cũng như một phương pháp phòng vệ rủi ro trong trường hợp chứng khoán cơ sở không biến động theo chiều dự đoán của NĐT thì khaonr lỗ tối thiểu của NĐT trong trường hợp này chỉ là khoản chi phí gái mua CW mà nhà đầu tư bỏ ra.
  • Giao dịch dễ dàng như CKCS nhưng vốn đầu tư thấp hơn: Các NĐT có thể mua bán chứng quyền trên cùng tài khoản CKCS mà không cần có tài khoản mới. Bên cạnh đó, giá giao dịch mỗi chứng quyền thưởng khá thấp (7-15%) so số tiền bỏ ra mua chứng khoán cơ sở. Đồng thời, nhà đầu tư cũng không phải ký quỹ khi tham gia giao dịch dù là chứng quyền mua hay bán, khác với những quyền chọn khác trong chứng khoán phái sinh.

7.2. Rủi ro

  • Phụ thuộc nhiều vào biến động giá CKCS: Do chứng quyền có đòn bẩy cao dẫn đến giá chứng quyền sẽ biến động mạnh theo giá chứng khoán cơ sở.
  • Vòng đời ngắn hạn: Thời gian hiệu lực của CW khá ngắn. Tại thời điểm đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được phần lãi chênh lệch (nếu có) từ Tổ chức phát hành chứng quyền đảm bảo. Sau đáo hạn, CW sẽ không còn niêm yết trên sàn chứng khoán và không còn giá trị.
  • Mất phí mua chứng quyền: Để sở hữu chứng quyền,NĐT sẽ phải bỏ ra chi phí ban đầu để mua. Tuy nhiên, nếu như tại ngày đáo hạn giá thanh toán (bình quân 5 phiên giao dịch cuối cùng trước ngày đáo hạn) nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện chứng quyền đối với chứng quyền mua thì nhà đầu tư sẽ không được nhận thanh toán chênh lệch và mất toàn bộ phần phí mua chứng quyền.
  • Tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán: Vì tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán phần chênh lệch lãi cho NĐT tại thời gian đáo hạn vì vậy, NĐT sẽ chiu rủi ro không nhận được phần lãi này nếu tổ chức mất khả ănng thanh toán. Do đó, để bảo bảo vệ người mua, Ủy ban chứng khoán đưa ra quy định phòng ngừa rủi ro và đặt cọc thanh toán như sau: Tổ chức phát hành phải mua vào chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro giá lên cho chứng quyền mua và phải đặt cọc 50% số tiền thu được từ phát hành chứng quyền.