Chỉ số PEG. Cách tính và ý nghĩa

17-08-2020 - 15:33 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

Tuy không phổ biến bằng chỉ số P/E nhưng chỉ số PEG lại là một chỉ số khá quan trọng trong việc giúp nhà đầu tư tìm kiếm được cổ phiếu với giá hời.

Vậy,

1. Chỉ số PEG là gì?

PEG ( Price/ Earnings to Growth ratio) được sử dụng để đánh giá giá trị tiềm năng của một doanh nghiệp dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Chỉ số nhằm xác định mức độ tin tưởng của nhà đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp dựa trên dự đoán sau khi tính toán tỷ số P/E ( Price to Earning ratio - một công cụ định giá được xác định bằng giá thị trường của cổ phiếu chia cho thu nhập mỗi cổ phiếu mang lại).

Chỉ số này thường được ưa chuộng với những nhà đầu tư quan tâm đến giá trị tiềm năng của DN vì nó xét đến tốc độ tăng trưởng dự kiến của doanh nghiệp đó. Thông thường, chỉ số PEG được xác định qua công thức: 

NĐT có thể xác định tốc độ tăng trưởng EPS dựa trên dự liệu EPS quá khứ hoặc dự đoán kết quả kinh doanh mà Ban Lãnh Đạo DN đó đề ra.

Cụ thể:

Dựa trên dữ liệu quá khứ: NĐT có thử sử dụng dữ liệu EPS trong quá khứ để tính toán tốc độ tăng trưởng trong quá khứ ( thông qua dữ liệu 3-5 năm) sau đó, điều chỉnh về tương lai thông qua những yếu tố: tiềm năng tăng trưởng của DN, chu kỳ kinh tế, lợi thế cạnh tranh hay những chính sách, nghị định của nhà nước. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế vì DN có mức tăng trưởng cao trong qua khứ chưa chắc đã duy trì mức độ tăng trưởng lợi nhuận tương tự trong tương lai. 

Dựa trên kế hoạch kinh doanh trong tương lai Ban Lãnh Đạo: Với phương pháp này, NĐT có thể sử dụng lợi nhuận ròng hoặc EPS mà DN hoạch định ra trong tương lai ( một vài DN đưa ra số liệu trong 5 năm kế tiếp). Sau đó, dựa vào yếu tố biên lợi nhuận gộp, ROE, lợi thế cạnh tranh và môi trường vĩ mô để điều chingr G cho phù hợp để có tốc độ tăng trưởng.  

Với trường hợp của PNJ:

EPS năm 2019, DN đạt được 4,896 đ/cp

EPS dự phóng năm 2020 đạt được 5,497 đ/cp

Tốc độ tăng EPS:  G = ((5,497 - 4,896) / 4,896 ) *100= 12.27%

Từ đó, PEG của PNJ = 12.11 / 12.27 = 0.98

Vậy con số 0.98 nói lên điều gì?

2. Ý nghĩa của chỉ số PEG

Tỉ lệ PEG (Price/Earnings-to-Growth - PEG Ratio) là gì?

Vì bên cạnh EPS ra, còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như Thương hiệu ( được coi như tài sản vô hình của DN và trên thực tế, công ty Kinh Đô đã đưa giá trị thương hiệu phản ánh vào gía cổ phiếu), kỳ vọng nhà đầu tư (vì NĐT mua cổ phiếu của DN dựa vào kỳ vọng của họ về lợi nhuận trong tương lai thay vì những thành quả đạt được trong quá khứ của DN đó), khả năng cạnh tranh trên thị trường, giá vốn hàng bán, lương và chất lượng nhân viên...Những yếu tố này ảnh hưởng đến mức tăng trưởng thu nhập DN (EPS) được xác định trong PEG thay vì chỉ sử dụng P/E với giá trị trong quá khứ.

Vì vậy, PEG giúp NĐT thấy được bức tranh toàn cảnh về khả năng tăng trưởng của các cổ phiếu. 

Chỉ số này được so sánh với 1 ( P/E so sánh với tốc độ tăng trưởng G) để xác định việc định giá cổ phiếu có phản ánh đúng giá trị thực của nó hay không.

Trường hợp 1: PEG < 1 ( P/E < G):  Điều này thể hiện cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hoặc nó không nhận được nhiều kỳ vọng của thị trường về mức tăng trưởng thu nhập dự đoán mà doanh nghiệp đã đưa ra.

Vì thị trường thường không nhận ra tiềm năng tăng trưởng của những cổ phiếu này trong khi các NĐT ngược lại có những kỳ vọng cao về chúng hoặc nên những cổ phiếu này thường là các cổ phiếu giá trị (value stock). Nhà đầu tư nên lựa chọn những cổ phiếu này để xem xét đầu tư vì chúng có tiềm năng tăng trưởng. 

Trường hợp 2: PEG > 1 ( P/E > G): Thể hiện cổ phiếu đang bị định giá cao hay thị trường đang kỳ vọng đang cao hơn so với mức tăng trưởng thu nhập thực tế mà cổ phiếu này mang lại. Những cổ phiếu có PEG > 1 thường là những cổ phiếu tăng trưởng ( growth stock) vì chúng được NĐT sẵn sàng trả nhiều hơn nhờ có tốc độ tăng trưởng nhanh.

Trường hợp 3: PEG = 1 (P/E = G): Thể hiện cổ phiếu đang có giá bằng giá trị thực của nó hay thị trường định giá cổ phiếu phù hợp với tốc độ tăng trưởng dự đóan của nó khi tăng trưởng thu nhập EPS đã được phản ánh đầy đủ vào giá. Vì vậy, ta có thể xác định được giá của cổ phiếu dựa trên PEG qua công thức: 

Giá trị thực cổ phiếu (Fair value ) = EPS * G 

 3. Những lưu ý khi sử dụng tỷ số PEG

Việc sự dụng chỉ số PEG cần lưu ý một số điểm sau:

  • Những cổ phiếu có giá trị hoặc tăng trưởng EPS âm thì không thể sử dụng tỷ số PEG để đánh giá cổ phiếu 
  • Nếu trong một kỳ mà số lượng cổ phiếu lưu hành hoặc vốn chủ sở hữu không tăng lên thì tốc độ tăng trưởng của EPS dự đoán cũng bằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dự đoán. Mặt khác, nếu trong kỳ có số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên ( do trả cố tức, phát hành bán ưu đãi ) thì thường NĐT sẽ kỳ vọng vào sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn của DN để tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu vì tốc độ tăng trưởng EPS sẽ chậm hơn tốc độ tăng lợi nhuận dự phóng.
  • Những cố phiếu có lợi nhuận sau thuế không đến từ kinh doanh chính mà đến từ nhu nhập tài chính và khoản thu bất thường thì nên sử dụng chỉ số P/E thay vì PEG.  

 4. Lời kết

Cũng như những chỉ số tài chính khác dùng để xác định giá cổ phiếu của DN khác, nhà đầu tư nên sử dụng các chỉ số khác cùng những thông tin ảnh hưởng đến giá cố phiểu như hướng hoạt động của DN, mức tăng trưởng kì vọng để có cái nhìn đầy đủ hơn về tiềm năng đầu tư của DN. Nhà đầu tư cũng nên phân tích cả P/E ( sử dụng giá thị trường), EV/EBITDA ( dựa trên giá trị doanh nghiệp) cùng PEG tương quan trong ngành của cố phiếu cũng như toàn bộ thị trường để kết luận liệu giá trị của cổ phiếu có bị đánh giá quá cao hoặc quá thấp.