CapEx là gì? Ý nghĩa của CapEx trong việc phân tích dòng tiền doanh nghiệp

19-08-2020 - 07:32 | ĐÀO TẠO


Nội dung chính

Một trong những chỉ số cực kì quan trọng trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Capex rất được chú ý khi phân tích dong tiền của doanh nghiệp.

Vậy Capex là gì và ý nghĩa của nó như thế nào?

1. CapEx là gì?

CAPEX (viết tắt của Capital Expenditure) là các khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định (như nhà máy, máy móc, thiết bị…) của doanh nghiệp với mục đích chính là:

  • Mua sắm tài sản cố định mới (bao gồm cả tài sản vô hình)
  • Sửa chữa và kéo dài thời gian sử dụng tài sản cố định
  • Nâng cấp tài sản cố định để tăng hiệu suất hoạt động
  • Phục hồi tài sản hoặc thay đổi để sử dụng nó cho một mục đích khác.
  • Bắt đầu/ mua lại một doanh nghiệp mới…

CapEx thường được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư mới của công ty để duy trì hoặc tăng phạm vi hoạt động. Chi tiêu vốn cho tài sản cố định có thể bao gồm tất cả mọi thứ, từ sửa chữa mái nhà, xây dựng, mua một thiết bị, xây dựng một nhà máy hoàn toàn mới.

Chỉ số này thường phụ thuộc vào kế hoạch, định hướng phát triển của doanh nghiệp, nên các nhà lãnh đạo rất rè rặt khi đưa ra quyết định. Hội đồng quản trị sẽ bàn bạc kỹ hoặc phê duyệt trong cuộc họp cổ đông.

2. Ý nghĩa của Capex

Capex là chỉ số giúp nhà đầu tư biết doanh nghiệp dành bao nhiêu tiền đầu tư vào tài sản cố định để duy trì và phát triển. Nếu doanh nghiệp dành quá nhiều tiền làm chi phí vốn, lợi thế cạnh tranh sẽ giảm trong dài hạn và rất có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vốn lưu động và tiền mặt chi trả cho các hoạt động vận hành liên quan.

3. Cách tính CapEx trên báo cáo tài chính

Capex là gì? Ứng dụng của Capex trong thực tế là gì? | Giải pháp ...

Thông thường, Capex xuất hiện trong phần Dòng tiền từ Đầu tư trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty, nó là hiệu của phần Tiền chi mua tài sản cố định và tài sản dài hạn khác và Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.

Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát năm 2019, mục II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, ta tính được Capex như sau:

Capex của Hòa Phát năm 2019 = -22.553.033.788 – 613.818.182 = -23.166.851.970

Về mặt kế toán, CapEx được coi là chi phí vốn khi tài sản là tài sản vốn mới mua hoặc là khoản đầu tư có tuổi thọ hơn một năm hoặc giúp cải thiện tuổi thọ hữu ích của tài sản vốn hiện có. Còn về mặt kinh doanh, nó có thể cho bạn biết một công ty đang đầu tư bao nhiêu vào tài sản cố định mới và hiện có để duy trì hoặc phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy việc tính đúng chỉ số CapEx là rất quan trọng.

4. Phân biệt Capex với chỉ số gây nhầm lẫn Opex

Opex vs Capex – what's the difference? - YouTube

Capex và Opex giống nhau về bản chất đều là một loại chi phí.

Nhưng Capex (Capital Expenditure) là một loại chi phí vốn, hiểu như khoản mua hàng được sử dụng trong tương lai, thường là trong khoản thời gian dài (1 năm trở lên), vượt quá thời kế toán tại thời điểm được mua. Capex thường được tách biệt với ngân sách hoạt động vì nó sẽ được phục hồi theo thời gian thông qua khấu hao để chi phí của tài sản được phân bổ trong vòng đời hữu ích.

Opex (Operating expense) là chi phí vận hành, các khoản cần thiết phải chi để duy trì hoạt động doanh nghiệp hàng ngày (thuê đồ, tiện ích, đóng góp lương và lương hưu, bất kỳ chi phí nào được coi là doanh thu, chi phí chung và chi phí quản lý trên báo cáo thu nhập, nghiên cứu & phát triển, thuế tài sản, chuyến đi công tác…). Chi phí này được xếp vào chi phí ngắn hạn, hạch toán ngay khi chúng được mua.

5. Những chỉ số liên quan đến CapEx cần PHẢI BIẾT

5.1. Chỉ số CFO/ CAPEX

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên CAPEX là 1 chỉ số tài chính rất quan trọng, được tính bằng:

CFO/CapEx = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/ CapEx

Nếu tỷ lệ này > 1, điều đó có nghĩa công ty có đủ tiền mặt từ kinh doanh sản xuất để chi trả cho các hoạt động mua sắm, sửa chữa, nâng cấp phục hồi tài sản cố định.

Ngược lại, nếu tỷ lệ này < 1, điều đó có nghĩa để chi trả cho các chi phí, hoạt động mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, phục hồi tài sản cố định, doanh nghiệp có thể cần đi vay, sử dụng các phương thức đòn bẩy.

Dưới đây là Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát năm 2019

Chỉ số CFO/Capex của tập đoàn Hòa Phát năm 2019 = -321.697.128.968/ (-23.166.851.970) = 13.886

Có thể thấy CFO/Capex của HPG lớn hơn 1, công ty có đủ khả năng chi trả các chi phí của tài sản cố định bởi dòng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh.

5.2. Chỉ số CapEx/ LNST

Tính tổng CAPEX mà doanh nghiệp đã sử dụng trong khoảng thời gian 7 – 10 năm, và so sánh với tổng lợi nhuận sau thuế trong cùng khoảng thời gian đó.

Nếu tổng CAPEX < 50% Lợi nhuận sau thuế, điều này có nghĩa doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh. Còn nếu con số này nhỏ hơn 25%, doanh nghiệp chỉ cần dùng một phần lợi nhuận nhỏ để duy trì chi phí vốn. Đây sẽ là 1 doanh nghiệp tuyệt vời với lợi thế cạnh tranh lớn, các nhà đầu tư nên quan tâm cổ phiếu này.

Dưới đây là chỉ số Capex/LNST của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát từ năm 2010 đến năm 2019

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Capex

-1,157

-1,738

-1,879

-2,932

-1,106

LNST

1,376

1,297

1,030

2,010

3,250

 

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Capex

-3,419

-3,445

-8,882

-27,659

-20,852

LNST

3,504

6,606

8,015

8,600

7,578

 

Tổng Capex 10 năm

-73,072

Tổng LNST 10 năm

43,268

Capex/LNST

-1.689

 

Trong giai đoạn 2010 – 2019, HPG sử dụng khoảng -1.7% lợi nhuận sau thuế của mình cho hoạt động đầu tư tài sản cố định. Điều này chứng tỏ rằng Hòa Phát là một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh rất lớn.

6. Lời kết

CapEx là một chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình vận hành của doanh nghiệp, và nguồn tiền đang được sử dụng vào mục đích đầu tư hay chi trả cho chi phí vốn. Capex gắn liền với chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này quá lớn chứng tỏ công ty đang dùng phần lớn tiền mặt vào chi phí vốn, lợi thế cạnh tranh giảm trong dài hạn.